您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【lps bong da】Hoạt động sản xuất của châu Á tiếp tục tăng trưởng

Cúp C2461人已围观

简介Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ...

tq

Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu,ạtđộngsảnxuấtcủachâuÁtiếptụctăngtrưởlps bong da thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Theo Caixin/Markit, trong tháng trước, hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay do nhu cầu ở trong và ngoài nước tăng cao.

Cụ thể, chỉ số quản lý thu mua PMI của Trung Quốc đã tăng lên 52 điểm, tăng nhẹ so với mức 51,9 điểm của tháng 4/2021 và là mức cao nhất kể từ tháng 12/2020. Tình hình hoạt động của các nhà máy ở Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) được đánh giá duy trì đà tăng trưởng, với chỉ số PMI lần lượt đạt 53,1 điểm và 62 điểm trong tháng 5. Chỉ số PMI trên 50 cho thấy lĩnh vực được khảo sát có tăng trưởng.

Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, hoạt động sản xuất tăng trưởng vừa phải. Theo đó, PMI tháng 5 của Hàn Quốc đạt 53,7 điểm, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn là mức tăng trưởng trong tháng thứ 8 liên tiếp. Chỉ số PMI của Jibun Bank Nhật Bản cũng giảm nhẹ xuống còn 53 điểm nhưng vẫn cao hơn mức dự báo 52,5 điểm.

Dù hoạt động sản xuất của châu Á tiếp tục khởi sắc song chi phí nguyên vật liệu gia tăng và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đang "phủ bóng đen" lên triển vọng tăng trưởng của khu vực. Theo các nhà phân tích, số ca mắc mới COVID-19 gia tăng ở một số nước có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hướng đến các nhà sản xuất và tạo sức ép cho nỗ lực phục hồi của châu Á vốn dựa vào xuất khẩu.

Chuyên gia kinh tế trưởng Toru Nishihama tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life nhận định sự phục hồi trong hoạt động sản xuất của châu Á chủ yếu được tiếp sức nhờ nhu cầu ở bên ngoài hơn là nhu cầu nội địa. Theo ông, nếu các công ty gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa, đó sẽ là tín hiệu xấu cho nền kinh tế khu vực./.

Theo TTXVN

Tags:

相关文章