【union saint gilloise】Nợ công vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát

时间:2025-01-11 01:44:44来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

Việc trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và luôn đúng hạn

Việc trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và luôn đúng hạn.

Nợ công tính theo Luật Quản lý nợ công

Theợcôngvẫnđangnằmtrongtầmkiểmsoáunion saint gilloiseo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức sử dụng vốn vay công, cơ cấu nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ được tính toán so với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chủ yếu là GDP.

Tuy nhiên GDP hàng năm được Tổng cục Thống kê công bố một lần, tính đến 31/12 của năm hiện hành. Do đó, việc so sánh chỉ tiêu nợ công/GDP tại thời điểm 31/7/2016 chỉ là ước tính.

Theo ước tính đến 31/7/2016, giá trị tuyệt đối dư nợ công là 2.774 nghìn tỷ đồng. Nếu so với GDP ước thực hiện cả năm 2016 khoảng 4.600 nghìn tỷ đồng thì nợ công so với GDP là 60,3%. Trong đó: Dư nợ Chính phủ là 2.266 nghìn tỷ đồng, bằng 49,3% GDP; dư nợ được Chính phủ bảo lãnh là 474 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% GDP; dư nợ chính quyền địa phương là 33 nghìn tỷ đồng, bằng 0,7% GDP.
Về cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ chiếm 81,7% dư nợ công (trong đó: Nợ trong nước chiếm khoảng 59% tổng dư nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm khoảng 41% dư nợ Chính phủ, chủ yếu là các khoản vay ODA, ưu đãi nước ngoài từ các nhà tài trợ). Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,1% dư nợ công. Nợ chính quyền địa phương chiếm 1,2% dư nợ công.

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại khẳng định, Chính phủ thực hiện nhất quán quy định của Luật Quản lý nợ công, tính vào nợ công các khoản thực tế đã vay, có hợp đồng, thỏa thuận, hiệp định vay. Một số khoản nợ chỉ là nợ phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách không có hợp đồng, thỏa thuận vay nên chưa tính vào nợ công.

Theo số liệu tính đến cuối năm 2015, nợ chi phí quản lý và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội) là 9.860 tỷ đồng.

Nợ Quỹ Bảo hiểm xã hội (phần thuộc trách nhiệm của ngân sách nhà nước (NSNN) phải trả bảo hiểm xã hội cho người lao động trước năm 1995 nhưng về hưu sau năm 1995) là 22.090 tỷ đồng.

Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản của các bộ, ngành và các địa phương chưa được bố trí vốn để xử lý chuyển các năm tiếp theo xử lý trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 39.080 tỷ đồng (trong đó, nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc các bộ, ngành trung ương là 2.101 tỷ đồng, các địa phương là 36.979 tỷ đồng).

Ngoài ra các khoản nợ của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng là các khoản vay thương mại, được hoàn trả (cả gốc và lãi) bằng thu nhập và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; chỉ khi DNNN bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ, khoản nợ xấu này của DNNN chỉ trở thành nghĩa vụ nợ công khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trả nợ đúng hạn theo cam kết

Báo cáo với Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, trong những năm qua, việc trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và luôn đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới cam kết với các nhà đầu tư, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, trong vòng 5 năm (2011 -2015) tổng số tiền trả nợ (bố trí từ ngân sách nhà nước, cho vay lại, đảo nợ) khoảng 956 nghìn tỷ đồng.

Tính trong 9 tháng năm 2016, Chính phủ đã thực hiện trả nợ khoảng 176 nghìn tỷ đồng. Nghĩa vụ trả nợ các khoản bảo lãnh Chính phủ là 68,3 nghìn tỷ đồng (trong đó trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay trong nước là 58.411 tỷ đồng, các khoản vay nước ngoài là 9.899 tỷ đồng). Các địa phương đã hoàn ứng tồn ngân kho bạc 3,6 nghìn tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi trái phiếu chính quyền địa phương 4 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá chung, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN hàng năm luôn đảm bảo nằm trong giới hạn quy định. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại, đảo nợ) khoảng 13% - 16% thu NSNN hàng năm.

Ngoài việc ưu tiên bố trí NSNN để trả các khoản nợ của chính phủ, việc thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ cũng có tác động tích cực trong việc tập hợp nguồn thu từ các dự án cho vay lại, thu phí bảo lãnh để trả nợ, giảm bớt căng thẳng trong cân đối nguồn trả nợ từ ngân sách.

Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn còn sử dụng một phần vay mới với kỳ hạn dài, lãi suất thấp hơn để cơ cấu nợ đến hạn, góp phần giảm chi phí vay vốn và áp lực trả nợ ngắn hạn.

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương về cơ bản được các đơn vị sử dụng vốn vay bố trí nguồn vốn để hoàn trả trực tiếp cho các chủ nợ trong nước và nước ngoài.

"Quy mô huy động vốn vay công giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 2.488 nghìn tỷ đồng, bằng 14% GDP, chiếm 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, bình quân tăng 15%/năm. Tính trên tổng khối lượng huy vốn vay công, vốn vay Chính phủ chiếm 76,1% (bình quân 379 nghìn tỷ đồng/năm); bảo lãnh chính phủ chiếm 19,7% (bình quân khoảng 98 nghìn tỷ đồng/năm) và vay của chính quyền địa phương chiếm 4,2% (khoảng 21 nghìn tỷ đồng/năm)".

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính

Đức Minh (thực hiện)

相关内容
推荐内容