【bảng xếp hạng giải ngoại hạng ý】Liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo: Cần sự tham gia của “hàng xáo”
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:20:39 评论数:
Không đủ nguồn lực
Theo ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Công ty CP XNK An Giang (Angimex), hiện công ty đang thực hiện mô hình “Cánh đồng liên kết” nhằm bao tiêu sản phẩm cho khoảng 9.000 ha lúa của nông dân tỉnh An Giang. Phương thức liên kết là Angimex cung ứng lúa giống, vật tư nông nghiệp trả chậm cho nông dân, nông dân sẽ thanh toán tiền lúa giống, vật tư vào cuối vụ (cấn trừ tiền bán lúa hoặc thanh toán trực tiếp). Angimex trực tiếp kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với từng nông dân theo giá thị trường tại thời điểm thu hoạch, hợp đồng này quy định rõ quy cách, ẩm độ… phương thức giao nhận, thanh toán.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiến, mô hình “Cánh đồng liên kết” của Angimex đang có những khó khăn như công ty không đủ khả năng cung cấp đầy đủ nguồn cung đầu vào khi mở rộng diện tích bao tiêu, không đủ phương tiện, nhân sự nên công tác thu mua, giao nhận khó đảm bảo kịp thời khi vào vụ thu hoạch rộ. Khi mở rộng diện tích bao tiêu, cần đầu tư thêm kho, thiết bị sấy đủ lớn trong vùng nguyên liệu và cần nhiều nguồn lực, đặc biệt là về vốn.
Đồng quan điểm, ông Hồ Minh Khải-Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (Cần Thơ) cho biết, công ty có vùng nguyên liệu liên kết sản xuất với nông dân rộng 5.660 ha nhưng lượng gạo cung ứng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30-50% nhu cầu mỗi năm. Phần còn lại, công ty vẫn phải mua qua lực lượng “hàng xáo”. Để có thể trực tiếp thu mua lúa trên vùng nguyên liệu, Công ty Cờ Đỏ đã phải đầu tư 4 điểm cân lúa tại ruộng và xây dựng 63 lò sấy lúa rải đều khắp các cánh đồng nguyên liệu.
“Chỉ mới thu mua trực tiếp từ nông dân một phần so với nhu cầu mà chúng tôi đã phải đầu tư một khoản rất lớn như thế. Trong khi đó, hệ thống kênh, rạch tại ĐBSCL hiện nay dù đã hoàn thiện nhiều nhưng vẫn còn rất cạn, chỉ ghe, xuồng nhỏ của các thương lái mới có thể luồn lách đến tận cùng các vùng sản xuất để thu mua lúa. DN thực sự không thể nuôi nổi một lực lượng thường trực hàng mấy trăm người như vậy” - ông Khải nhận định.
Nhìn nhận vai trò của “hàng xáo”
Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá “hàng xáo” là lực lượng quan trọng không thể thiếu, là cầu nối giữa DN và nông dân trong việc kinh doanh lương thực. Họ được coi là chân rết, có thể thu mua ở mọi ngõ ngách, những nơi mà các DN không thể tới được.
“Đến nay, đã có 15 DN thuộc VFA triển khai thí điểm mô hình liên kết tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, ở hầu hết các tỉnh có lượng lúa hàng hóa lớn ở ĐBSCL, với 1.421 hàng xáo và 87 nhà máy xay xát tham gia”, ông Phạm Văn Bảy cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, hiện Angimex đang xây dựng một mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo mới với sự tham gia của các bên là: DN, nông dân, ngân hàng, chính quyền địa phương và đặc biệt là lực lượng “hàng xáo”. Thông qua “hàng xáo”, DN sẽ không phải tốn chi phí thuê mướn nhân công thu mua, vận chuyển, tận dụng được nguồn lực và sự am hiểu địa bàn, cách thức mua bán nhanh gọn dựa trên quan hệ “mối mang” lâu đời của lực lượng này.
Tuy nhiên, theo một số DN XK lúa gạo, khó khăn nổi lên hiện nay khi liên kết với “hàng xáo” là vấn đề thanh toán và thuế. Nguyên do hầu hết “hàng xáo” không đăng ký kinh doanh, nên không có tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Mà theo quy định, khi thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên, DN phải chuyển trả qua ngân hàng. Mặt khác, hàng xáo quen mua đứt bán đoạn, không ràng buộc với các nghĩa vụ thuế…
Th.S Lê Thanh Tùng - Chuyên viên Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNN) cho biết, hiện Cục Trồng trọt đang đề nghị các cơ quan chức năng thực hiện tổ chức lại đội ngũ “hàng xáo”. Theo đó các DN sẽ liên kết hoạt động với từng nhóm “hàng xáo” để họ cung cấp lúa gạo. Cũng có thể tổ chức cho hàng xáo thu mua theo từng cánh đồng hoặc từng cụm khu vực, tùy điều kiện.
Điều này không có nghĩa là bắt "hàng xáo" phải đăng ký kinh doanh để họ phải chịu các loại thuế như thuế thu nhập DN, thuế GTGT... mà là quy họ về một mối, tổ chức họ thành đội ngũ “chân rết” của các DN, có những ưu đãi, chính sách thích hợp để quản lý cũng như khuyến khích họ mua lúa sát giá, không ép giá nông dân.
Quang Duy