当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【avispa vs】Nền kinh tế dò đáy đi lên!正文

【avispa vs】Nền kinh tế dò đáy đi lên!

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:15:23 评论数:

Lạm phát không đáng ngại

Dấu hiệu kinh tế phục hồi đầu tiên thể hiện chỉ số tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến,ềnkinhtếdòđáyđilêavispa vs chế tạo bắt đầu tăng mạnh so với năm ngoái, mặc dù chỉ số tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp sụt giảm do sản lượng khai thác dầu thô giảm, nhưng riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 75% chỉ số tăng trưởng toàn ngành.

Thứ hai là nhiều tháng tăng trưởng chậm, bắt đầu từ tháng 9 đến nay xuất khẩu đã tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trưởng khá cao, làm thay đổi xu thế của xuất khẩu Việt Nam.

Năm nay, nếu không vì giá dịch vụ y tế, giáo dục tăng lạm phát cũng chỉ ở mức 5%. Do vậy kỳ vọng những suy giảm về cầu của thị trường sẽ kéo theo sự suy giảm về cung. Khi suy giảm cung, mặt bằng giá cả sẽ bắt đầu dò đáy đi lên. Xu thế chung của giá cả và lãi suất sẽ giảm và kéo dài đến quý III -2014. CPI năm 2014 ở mức 7% là dự báo khá cao và Chính phủ đề nghị duy trì mức này đến năm 2015. Do vậy, tôi cho rằng Thống đốc NHNN hơn ai hết sẽ hiểu và phải làm thế nào để điều chỉnh cung tiền đạt được mệnh lệnh này.

Thứ ba là xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) nội địa từ tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng bằng 0 liên tục, đến quý III đã tăng trưởng dương 3% và tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm; nhập khẩu cũng bắt đầu tăng mạnh, cho thấy DN khu vực công nghiệp và công nghiệp chế biến bắt đầu phục hồi khi nhập nhiều nguyên liệu hơn để sản xuất cho xuất khẩu.

Cán cân thương mại thâm hụt vào khoảng 125 tỷ USD, đồng thời FDI đăng ký cũng đã khởi sắc từ quý III. Giải ngân ODA cũng khá hơn các năm trước, chúng ta đã tung ra gói 15.000 tỷ đồng cho vay làm vốn đối ứng để có thể giải ngân ODA. Cứ 2 đồng chúng ta bỏ ra cho vay sẽ giải quyết được 8 đồng ODA trong bối cảnh ODA hiện nay đang “mắc kẹt”.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sau nhiều tháng suy giảm xuống dưới 50 điểm cũng đã bắt đầu tăng từ đầu quý III lên 51,5 điểm. Theo dự báo của tôi, chỉ số này sẽ duy trì ở mức trên 50 điểm và có thể giảm một chút trong quý I nhưng sẽ tăng trở lại trong quý II-2014.

Trước những biến chuyển này, lạm phát năm nay vào khoảng 7,6% và năm 2014 dự báo sẽ ở khoảng 7%. Nhiều người lo ngại lạm phát quay trở lại nhưng tôi không lo ngại vấn đề này. Xuất khẩu năm 2013 sẽ tăng 15,5% và năm 2014 tăng 17%, đây cũng là dự báo khả quan trên nền tảng dự báo năm tới thương mại quốc tế sẽ có thể tăng lên vài phần trăm.

Đặc biệt, trong những năm khủng hoảng vừa rồi, xuất khẩu Việt Nam tăng khá mạnh, có năm tăng đến 34% và chưa bao giờ xuống dưới 10%. Lý do đơn giản là Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng thiết yếu. Với nhập khẩu năm 2014 cũng sẽ tăng 19%. FDI thực hiện dự kiến sẽ tăng 7-8%.

Cán cân thanh toán quốc tế sẽ giảm từ 5 tỷ USD trong năm nay xuống còn 1 tỷ USD, mặc dù dự báo của nhiều tổ chức tài chính cho rằng năm tới cán cân thanh toán vẫn còn khá cao. Song vấn đề cao hay thấp còn tùy vào tăng trưởng mạnh hay yếu, nếu tăng trưởng mạnh cán cân thanh toán sẽ thặng dư ít, bởi như vậy nước ta phải nhập khẩu rất nhiều.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng sẽ giảm sau năm 2013. Có 2 căn cứ để dự báo CPI giảm, một là dịch vụ y tế và giáo dục là lĩnh vực tăng giá rất mạnh trong năm 2013, nhưng hiện chỉ có TPHCM chưa thực hiện còn các tỉnh đã thực hiện xong.

Đợt điều chỉnh giá trên 2 dịch vụ này đã sắp kết thúc, đó là yếu tố kéo CPI giảm. Yếu tố thứ hai, khi loại bỏ yếu tố tăng giá nhất thời, lạm phát cơ bản ở Việt Nam chỉ ở mức khoảng 4,6-5% cho cả năm, xét về chính sách tiền tệ có thể nói mức lạm phát này hơi thấp. Cũng có một yếu tố khác khiến lạm phát năm tới không cao là đà giảm giá đang khá lớn và khả năng tăng giá thực phẩm, vật liệu cơ bản theo dự báo của World Bank không đáng kể.

Tỷ giá, lãi suất ổn định

Về tín dụng, đến thời điểm này mức tăng trưởng tín dụng được coi là con số đáng thất vọng. Điều này chứng tỏ vốn khả dụng dư thừa trong khu vực NH rất lớn, cầu nội địa rất yếu và khả năng hấp thụ vốn của các DN trong nước rất kém. Nhìn vào lãi suất thị trường liên NH, nơi NHNN làm nền tảng để hoạch định chính sách tiền tệ, lãi suất đã giảm khá mạnh.

Lãi suất liên NH giảm, đồng thời giao dịch cũng giảm, điều này cho thấy các NHTM đang rơi vào tình trạng “đóng băng” tín dụng, huy động tiền vào rất nhiều nhưng không cho vay ra được. Thậm chí trong lúc này, có những NHTM còn gửi tiền ra nước ngoài với mức lãi suất 0,17%/năm, một mức rất thấp, nhưng họ kỳ vọng rằng cộng với 2% phá giá họ được 2,17%.

Đối với tỷ giá, kỳ vọng của NDF (tỷ giá thị trường Singapore) đối với nước ta giảm mạnh, điều này cho thấy các nhà đầu tư cho rằng tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ ổn định khá vững.

Với tình hình hiện tại, tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 cao nhất cũng chỉ đạt 11% và năm 2014 nếu tốc độ xử lý nợ xấu mạnh mẽ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt đến 14%, dù Chính phủ mong muốn tín dụng tăng trưởng đến 15-17% mới có thể đảm bảo được chỉ số phát triển của khu vực tư nhân, vì khu vực tư của Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn vay NH và đòn bẩy rất lớn.

Nếu tín dụng không ra được, khu vực tư có thể sẽ không tăng trưởng được. Thâm hụt ngân sách năm 2013 dự kiến 4,8%, mặc dù có thông tin Chính phủ yêu cầu đạt 5,3%, theo tôi mức thâm hụt Chính phủ đưa ra có thể để tạo đà cho việc tăng chi tiêu ngân sách trong năm tới.

Toàn bộ thâm hụt ngân sách của Việt Nam đều dành cho đầu tư công. GDP cũng chính nhờ các yếu tố tăng trưởng đầu tư nước ngoài, tăng trưởng đầu tư công và tăng trưởng đầu tư khu vực tư nhân, nên GDP đạt 29,1% trong năm nay và tăng lên 32-33% trong năm tới.

Tỷ giá hối đoái sẽ ổn định, trong trường hợp kinh tế Hoa Kỳ phục hồi, đồng USD tăng giá, mức độ điều chỉnh tối đa có thể vào khoảng 2%. Lãi suất của NHNN sẽ ổn định ở mức thấp, từ đó lãi suất của thị trường cũng ổn định ở mức khá thấp.

Ts. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Ban tư vấn Chính phủ
Theo SGĐTTC