发布时间:2025-01-10 20:15:19 来源:Empire777 作者:Cúp C1
TransViet đề xuất kiến nghị quản lý du khách tới các vườn quốc gia Quảng Bình đề xuất,ữngđềxuấtkiếnnghịtừthựctiễxem truc tuyen bong da kiến nghị gì để phát triển hạ tầng du lịch? |
Ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam: Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế
Với lợi thế vị trí, địa lý, tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ…, thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Hà Nam đã ban hành Kế hoạch số 111/KH-TU ngày 17/02/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể như: Xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng Đồng bằng Bắc bộ; phấn đấu đến năm 2035, tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc trung ương, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh, có hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, xanh, bền vững… Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển nhanh, bền vững; phát triển hệ thống đô thị bền vững và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… Ngoài các nhiệm vụ, giải pháp trên, tỉnh cũng đặt ra các nhiệm vụ, chương trình, đề án trọng điểm có tính chất liên kết vùng được triển khai thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn từ nay đến 2030, cụ thể: Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án thành lập Khu công nghệ cao Hà Nam; Đề án xây dựng và phát triển khu, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Hà Nam; Dự án tuyến đường bộ song hành đường vành đai 5 - vùng thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1); nghiên cứu xây dựng mới 1 trung tâm logistics cấp vùng và 2 trung tâm logistics cấp tỉnh…
Ông Trần Huy Quân - Giám đốc Sở Công Thương Thái Bình: Tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Công tác kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại, các hoạt động liên kết thúc đẩy lưu thông hàng hóa được quan tâm đẩy mạnh cả trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19.
Tỉnh Thái Bình đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung - cầu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu của tỉnh năm 2022, Hội nghị phát triển thị trường lúa gạo tỉnh tháng 3/2023. Các hội nghị đã tập trung giới thiệu, kết nối các kênh phân phối trong tỉnh với các tập đoàn phân phối bán lẻ, trung tâm thương mại siêu thị, chợ đầu mối, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế..., với trên 500 doanh nghiệp tham gia. Sở Công Thương cùng các sở, ban, ngành tiếp tục nắm bắt, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn tư vấn về sở hữu công nghiệp, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc, triển khai các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị…
Qua các chương trình kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại, sản phẩm đặc trưng địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh được biết đến trên giá kệ của chuỗi các siêu thị thuộc các tập đoàn phân phối bán lẻ trong nước và nước ngoài, tiêu thụ tốt qua một số sàn thương mại điện tử. Một số sản phẩm có doanh số khá tốt, tăng đều từ 20 - 30%/năm như ngao trắng, gạo, bún khô, phở khô, nước mắm, bánh kẹo, trà thảo dược, sản phẩm dệt đũi, đồ gốm sứ, các loại rau, củ, quả, một số mặt hàng tươi sống khác. Một số mặt hàng doanh số bán qua sàn thương mại điện tử lên đến 50% tổng doanh số của doanh nghiệp như trà thảo dược…, góp phần tìm được đầu ra ổn định cho hàng hóa, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân, từng bước cải thiện kinh tế địa phương. n
Bà Bế Thị Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc (Ủy ban Dân tộc): Phát triển thương mại và dịch vụ là giải pháp trọng tâm
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2022 Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, vùng Đồng bằng sông Hồng có tổng số 36 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi và 100% số xã đều thuộc khu vực I (riêng Ninh Bình không có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi). Quyết định số 612/QĐ UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, vùng Đồng bằng sông Hồng có tổng số 12 thôn đồng bào khó khăn (100% thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
Theo đó, ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của vùng, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Hồng; rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với các khu vực phát triển trong vùng; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, cải thiện rõ rệt đời sống và nâng cao sinh kế của người dân, chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển trong nội và ngoài vùng Đồng bằng sông Hồng.
Để phát triển, đầu tư, thương mại, dịch vụ được coi là khâu nối quan trọng, quyết định sự vận hành của thị trường và cả nền kinh tế. Thương mại đưa những thành tựu, sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ của cả nước đến các vùng, miền, địa phương; kết nối cung - cầu, kích thích sản xuất và tiêu dùng. Đối với Dân tộc thiểu số & miền núi, phát triển thương mại và dịch vụ là giải pháp căn bản để người dân có động lực và điều kiện tăng gia sản xuất, tiếp cận các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của vùng miền, đồng thời tham gia vào các chuỗi giá.
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Xây dựng liên kết chuỗi từ giao thông, thể chế và doanh nghiệp
Trong những năm vừa qua, liên kết vùng của Đồng bằng sông Hồng phát triển khá mạnh nhưng chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng. Nhìn tổng thể, có sự phát triển không không đồng đều giữa vùng Nam - Bắc sông Hồng.
Thực tế cho thấy, mặc dù được xem là vùng trọng điểm dẫn đầu cả nước, song tăng trưởng trung bình 10 năm vừa qua của vùng chỉ đạt 1,15% hơn mức bình quân cả nước, trong khi đây là vùng tập trung khá nhiều đầu tư, đô thị hơn hẳn các tỉnh khác, vùng trọng điểm có thủ đô, nối Hải Phòng, Quảng Ninh rất phát triển. Ngoài ra, vùng còn có nền văn hóa sông Hồng rực rỡ, điều kiện kết nối quốc tế thuận lợi nhưng tăng trưởng lại khá thấp...
Để thực hiện liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng đạt hiệu quả, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cần tập trung vào một số giải pháp về kết nối về giao thông; liên kết về thể chế và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ; cần xây dựng trung tâm logistics, chợ đầu mối mang tầm quốc tế, đủ sức cạnh tranh. Hơn hết, đây là vùng trọng điểm nên trung ương và cả nước phải dành sự đầu tư xứng tầm để có thể kéo cả nước đi lên, tạo điều kiện về thể chế để kích thích được sự chủ động, sáng tạo, thu hút các nhà đầu tư. n
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh: Phải hình thành được cụm liên kết ngành
Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 30-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.
Theo đó, Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm, có những cực tăng trưởng rất mạnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố khác. Đây còn là vùng có điểm kết nối rất tốt, không chỉ trong nội vùng mà ngoài vùng và đặc biệt là với khu vực cũng như thế giới, nhất là khi hạ tầng kết nối ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đồng bằng sông Hồng là vùng có bề dày văn hóa, lịch sử của đất nước rất sâu đậm, nên vùng liên kết này không chỉ là điểm tạo đột phá phát triển chung mà còn lan tỏa, khai thác các tiềm năng về văn hóa, lịch sử, con người của đất nước. Tuy nhiên, trên nền tảng lợi thế, tiềm năng, sự phát triển của vùng còn chưa được như kỳ vọng. Chính vì thế, những vấn đề về liên kết đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, con người, cải thiện thể chế của vùng rất quan trọng. Do vậy, cần thành lập Hội đồng điều phối vùng để gia tăng nguồn lực về khuôn khổ pháp lý, điều hành. Ngoài ra, quan trọng nhất chính là quy hoạch vùng và quy hoạch các tỉnh trong vùng, tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng. Đặc biệt, vùng đã có điểm nhấn về cực tăng trưởng nhưng để có sự bứt phá phải tạo được cụm liên kết ngành, gắn với phát triển dịch vụ hỗ trợ, ví dụ, chú trọng khai thác cụm liên kết ngành như ôtô, điện tử, y tế, du lịch. Cuối cùng, tăng cường phát triển năng lực cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như chất lượng nhân lực mới cho vùng.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình: Chú trọng phát triển kinh tế ven biển
Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế ven biển, tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Ninh Bình xác định "phát triển vùng kinh tế ven biển Kim Sơn" là một trong những chương trình trọng tâm nhằm khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế của không gian biển, đưa vùng này trở thành cực tăng trưởng kinh tế năng động của tỉnh.
Với tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngày 26/6/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XXII đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU nhằm phát huy tối đa tiềm năng phát triển vùng kinh tế ven biển huyện Kim Sơn, trong đó tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng và từng bước xây dựng vùng kinh tế ven biển Kim Sơn thành động lực, không gian và cực tăng trưởng mới của tỉnh và phát triển theo hướng khu kinh tế tổng hợp ven biển với trọng tâm là nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản công nghệ cao; phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ, thương mại ven biển gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới; từng bước phát triển công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường gắn với xây dựng và hình thành các khu đô thị ở mức độ hợp lý... Phát triển kinh tế nông nghiệp theo lợi thế của 5 tiểu vùng sinh thái, theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, an toàn, hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao; tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, đặc hữu, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Ninh Bình cũng đề ra các giải pháp như: Tập trung công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển, quản lý đất đai vùng bãi bồi ven biển; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch; hoàn thành việc cắm mốc giới, phân định ranh giới quản lý hành chính trên phạm vi không gian biển giữa tỉnh Ninh Bình với các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa và giữa các xã ven biển thuộc huyện Kim Sơn; tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp chế biến với quy mô phù hợp…n
Bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định: Tăng cường xúc tiến thương mại
Nam Định được đánh giá là tỉnh có lợi thế về phát triển nông nghiệp, dịch vụ logistics và cảng biển, với 72km bờ biển, trên 89ha đất canh tác phù sa màu mỡ và trên 17 nghìn ha đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản, cảng nội địa ICD ngay trong thành phố Nam Định và hệ thống giao thông khá hoàn thiện, thuận lợi cho việc vận chuyển và giao thương trong khu vực, trong nước và quốc tế.
Để phát triển, địa phương xác định, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh góp phần quan trọng để phát triển sản xuất, thúc đẩy mối liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định đã tổ chức các đoàn kết nối thương mại, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Riêng năm 2022, Sở đã tổ chức, phối hợp tham gia 12 đợt hội chợ/hội thảo/hội nghị giới thiệu, quảng bá xúc tiến thương mại cho hơn 570 lượt sản phẩm/118 lượt cơ sở/doanh nghiệp sản xuất nông - lâm - thủy sản tiêu biểu của tỉnh tại Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Nội...
Toàn tỉnh hiện có có 331 cơ sở sản xuất, kinh doanh tự công bố chất lượng, xây dựng thương hiệu với 736 sản phẩm; 329 sản phẩm OCOP, trong đó có 282 sản phẩm 3 sao, 47 sản phẩm 4 sao (2 sản phẩm đang trình công nhận sản phẩm 5 sao) cùng hơn 60 cửa hàng kinh doanh nông sản sạch...
Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản thực phẩm địa phương đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng và trên cả nước nói chung. Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại các trung tâm thương mại, siêu thị và đối tác trong cả nước.n
Đại diện Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội: Cần phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý thị trường
Đẩy mạnh sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý thị trường địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng là cần thiết, đảm bảo thị trường toàn khu vực lành mạnh, thúc đẩy động lực đầu tư của doanh nghiệp. Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội sẽ đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn kiểm tra, kiểm soát, tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường địa phương trong khu vực để đảm bảo chất lượng thị trường, hàng hóa; nâng cao chất lượng, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng hàng hóa.
Quảng bá gạo Thái Bình đến người tiêu dùng |
Đồng thời, ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, phát triển công nghệ trong tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phù hợp với định hướng Chính phủ điện tử, đặc biệt trong tình trạng hoạt động buôn bán hàng hóa qua mạng internet diễn ra phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả. n
Đại diện Sở Công Thương Hưng Yên: Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, xúc tiến tiêu thụ hàng hóa
Là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với lợi thế về vị trí địa lý giáp thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trong 2 tuyến Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Việt Nam là Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, những năm qua, Hưng Yên đã có đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 13,41%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Kết quả trên có một phần đóng góp không nhỏ từ ngành Công Thương địa phương. Đặc biệt, trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, Sở Công Thương đã phát huy vai trò chủ đạo, tham mưu đề xuất với tỉnh và tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động xúc tiến góp phần quan trọng, thúc đẩy tiêu thụ nông sản của tỉnh.
Cụ thể, ngành Công Thương địa phương đã tăng cường tổ chức, tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn. Ngoài ra, Sở Công Thương đã tổ chức, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trực tuyến trong nước và quốc tế với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, đưa ra nông sản của tỉnh giao thương trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trực tuyến trong và ngoài nước… Các sự kiện xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã mang lại tiếng vang lớn kiến nghị từ thực tiễn.
相关文章
随便看看