Cải thiện môi trường kinh doanh,ủtướngNguyễnTấnDũngPhảiđạtbằngđượcchỉtiêucổphầnhókết quả nagoya grampus chống tham nhũng Thông báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và định hướng chính trong những năm tới trước đông đảo các đối tác phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, mặc dù phải đối mặt và vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là tình hình phức tạp ở biển Đông, nhưng nhìn lại cả năm 2014, Việt Nam đã đạt được những thành quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cả về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường đối ngoại, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện nhà nước pháp quyền và thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân theo Hiến pháp, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực. Cùng với đó là cải cách mạnh thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích phát triển mạnh DN tư nhân, nhất là DN nhỏ và vừa… Đây chính là động lực, giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam sẽ tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức khoảng khoảng 5%, giảm bội chi xuống còn 5%, trong đó toàn bộ bội chi này dành cho đầu tư phát triển. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn; tăng xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ; tiếp tục kiểm soát để bảo đảm giá trị tiền đồng, giữ ổn định tỷ giá hối đoái…, phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6,2%. Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc sẽ chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ hiệu quả các hiệp định thương mại quốc tế đã tham gia. Trong đó, đang tiếp tục tích cực đàm phán 6 hiệp định thương mại (FTA) mới; chuẩn bị kết thúc FTA với EU, kết thúc đàm phán hiệp định với liên minh thuế quan Nga – Belarus - Kazakhstan, FTA với Hàn Quốc. vào đầu năm 2015… Nhiệm vụ tiếp theo được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung đạt bằng được chỉ tiêu cổ phần hóa 432 DNNN không chỉ về số lượng mà còn giảm mạnh tỷ trọng vốn nhà nước trong các DN cổ phần hóa. Tập trung tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, giảm mạnh nợ xấu cuối năm 2015 còn khoảng 3%, gắn với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. “Cùng với cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao môi trường cạnh tranh, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục các giải pháp đồng bộ để phòng chống tham nhũng có hiệu quả hơn, theo hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi người dân, DN theo Hiến pháp, thực hiện công khai minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản công, xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi tham nhũng”, Thủ tướng cam kết trước các đối tác phát triển. Tập trung cải cách DNNN và giảm nợ xấu Ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, thay mặt các đối tác phát triển, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Chính phủ đã đạt được trong năm 2014. Đặc biệt, đây cũng là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt được ổn định nền kinh tế vĩ mô, giữ vững lạm phát ở một con số, tỷ giá hối đoái ổn định, xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, tạo vị thế vững chắc hơn trong cán cân kinh tế đối ngoại. “Chúng tôi đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của quá trình hồi phục tăng trưởng trong nhiều ngành kinh tế”, bà Kwakwa nhấn mạnh. Tuy nhiên cũng theo bà Kwakwa, tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định trong 3 năm qua, nhưng kết quả vẫn còn chưa chắc chắn, cần tiếp tục củng cố sự ổn định vĩ mô dài hạn. Theo đó, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết gồm có tiếp tục cải cách DNNN theo hướng giảm tập trung vào con số DN cổ phần hóa, và thay vào đó cần chú ý đến chất lượng cổ phần hóa. Đi kèm với đó là nâng cao minh bạc thông qua công khai thông tin thường kỳ, chấm dứt ưu đãi vốn và đất đai, và nên áp ngân sách cứng lên các DNNN. Vấn đề tiếp theo được bà Kwakwa đề cập đến là cần một kế hoạch rõ ràng về giải quyết nợ xấu trong quá trình thực hiện cải cách ngân hàng. “Các nỗ lực gần đây nhằm tăng cường khung pháp lý cho hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là rất quan trọng, nhưng ta vẫn còn phải trả lời câu hỏi cơ bản là lấy vốn ở đâu ra để giải quyết nợ xấu. Nếu không có giải pháp đáng tin cậy tìn các ngân hàng sẽ ngần ngại khi cho DN tư nhân vay vốn, nhất là các DN nhỏ”, đại diện của WB tại Việt Nam cho biết. Đây là năm thứ hai, VDPF được tổ chức, thay thế cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) hàng năm. Trong vòng hơn hai thập kỷ qua kể từ khi các hội nghị tài trợ được tổ chức, các đối tác phát triển quốc tế đã cam kết cho Việt Nam vay hơn 80 tỷ USD vốn ODA, trong đó hơn một nửa đã được giải ngân, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam./. Hoàng Lâm |