【kết quả trận anh hôm nay】Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ: Bão dừng sau cánh cửa
时间:2025-01-10 10:28:11 出处:Cúp C1阅读(143)
(Nguồn: Getty)
Thử tìm kiếm ảnh của chính mình qua Google,ốctếxoacuteabỏbạolựcđốivớiphụnữBatildeodừngsaucaacutenhcửkết quả trận anh hôm nay cô gái trẻ Noelle Martin, sống ở Australia, bị sốc khi thấy mình trở thành nạn nhân của deepfake khiêu dâm…
Những tấm hình bị đánh cắp từ tài khoản mạng xã hội của Noelle Martin, khi đó mới 18 tuổi, được ghép vào các video khiêu dâm bằng công nghệ deepfake, trở thành "vũ khí hủy hoại" đâm vào phẩm giá và sự an toàn của phụ nữ.
Mặc dù chưa thể thống kê số liệu đầy đủ song Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cho biết trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, các hình thức bạo lực do công nghệ hậu thuẫn như tạo video/hình ảnh với nội dung khiêu dâm, dùng AI để tự động tạo tin nhắn quấy rối, tạo tài khoản giả mạo để bôi nhọ… đã và đang tác động đến khoảng 16%- 58% phụ nữ trên toàn cầu.
Thế hệ Z (những người sinh ra từ giữa đến cuối những năm 1990 và đầu những năm 2010) và Millennials (sinh từ năm 1981-1996) là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Vượt qua những tổn thương tâm lý nghiêm trọng, biến nỗi đau thành sức mạnh, Martin đã kêu gọi thế giới hành động để bảo vệ phụ nữ khỏi vòng xoáy tàn nhẫn của lạm dụng công nghệ.
Những nỗ lực của cô đã thúc đẩy những thay đổi quan trọng trong luật pháp của Australia và hiện quốc gia châu Đại Dương này coi hành vi lạm dụng hình ảnh mà không có sự đồng thuận là tội phạm.
Cô đã trở thành hiện thân của lòng dũng cảm, giúp nâng cao nhận thức về bạo lực giới trên không gian mạng và truyền cảm hứng cho nhiều người hành động, được lựa chọn trong danh sách "30 gương mặt tiêu biểu châu Á dưới 30 tuổi" năm 2019 của tạp chí Forbes.
Nếu Martin phải gồng mình chống lại những "cơn sóng dữ" của công nghệ, cô Nadia Murad Basee ở Iraq phải hứng chịu bạo lực do chiến tranh, nơi nhân phẩm của phụ nữ bị chà đạp.
Cơn ác mộng bắt đầu vào năm 2014 khi các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tràn vào ngôi làng nhỏ bé ở miền Bắc Iraq, bắt ép hàng nghìn phụ nữ, trong đó có cô, sống một cuộc đời nô lệ tình dục và lao động cưỡng ép.
Vượt qua những tổn thương nghiêm trọng về thể xác và tâm lý, cô đã đứng lên đấu tranh chống bạo lực tình dục với phụ nữ, chống lại nạn buôn người và được trao giải Nobel Hòa bình năm 2018.
Martin và Murad, hai người phụ nữ, hai câu chuyện. Một người đương đầu với bạo lực trong thế giới số, một người hứng chịu nỗi đau giữa đời thực, nhưng cả hai đều là hiện thân của ngọn lửa đấu tranh, thắp sáng hy vọng cho hàng triệu phụ nữ đang chìm trong bóng tối bạo lực. Hành trình của họ là lời nhắc nhở rằng lòng can đảm có thể định hình cả thế giới.
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái để lại những vết sẹo không chỉ trên thân thể hay trong tâm trí họ mà còn tạo nên cơn sóng ngầm, âm thầm hủy hoại mọi nỗ lực của thế giới.
Trong khi đó, pháp luật ở nhiều nơi vẫn tồn tại những khoảng trống, khiến việc ngăn chặn và bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái chống lại bạo lực thêm khó khăn. Tệ nạn này đã trở nên trầm trọng hơn do xung đột và biến đổi khí hậu.
Đáng quan ngại là trẻ em gái cũng là nạn nhân khi cứ 4 trẻ em gái vị thành niên thì có một em bị bạn khác giới bạo hành. 70% phụ nữ trong xung đột, chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo phải trải qua bạo lực giới.
Mặc dù có thể chỉ là “phần nổi” của tảng băng chìm song những con số trên là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về sự cấp bách trong hành động toàn cầu.
Bàn giao trang thiết bị thiết yếu cho đại diện "Ngôi nhà bình yên" ở Cần Thơ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Với chủ đề của Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25-11 năm nay “Cứ 10 phút, một phụ nữ bị giết. #KhôngBiệnMinh. Hãy đoàn kết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ”, cùng với chiến dịch “Đoàn kết” (UniTE) và “Tô cam thế giới” (Orange the World), Liên hợp quốc kêu gọi thế giới đoàn kết để ngăn chặn tệ nạn bạo lực.
Các khuôn khổ quốc tế như “Công ước Istanbul” của Hội đồng châu Âu, sáng kiến “HeForShe” (tạm dịch “Vì những người phụ nữ quanh ta”) của UN Women hay Khuôn khổ “RESPECT WOMEN” (tạm dịch “Tôn trọng phụ nữ”) - do các cơ quan Liên hợp quốc phát triển, là những nhịp cầu nối liền lý tưởng và thực tiễn trong cuộc chiến xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Những khuôn khổ này thắp sáng hy vọng bằng cách dần tạo ra sự thay đổi về định kiến giới và “khuôn mẫu giới."
“Chương trình quốc gia ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2022-2032” của Australia đặt mục tiêu loại bỏ bạo lực giới trong vòng một thế hệ bằng cách ưu tiên phòng ngừa và nâng cao nhận thức.
Chương trình bao gồm các chiến dịch giáo dục cộng đồng và thay đổi hành vi, chẳng hạn như sáng kiến "Stop it at the Start" nhằm tác động đến thái độ và hành vi từ giai đoạn sớm nhất hoặc “1800RESPECT” - dịch vụ tư vấn và thông tin trực tuyến và qua điện thoại toàn quốc dành cho những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình và bạo lực tình dục.
Tại châu Âu, các quốc gia đều có khuôn khổ pháp lý đi kèm với hỗ trợ xã hội và bảo vệ nạn nhân. Tây Ban Nha tiến một bước xa hơn khi thiết lập các tòa án và đội ngũ cảnh sát chuyên xử lý các vụ bạo lực giới, nhằm đảm bảo phản ứng nhanh và hiệu quả hơn.
Năm nay, Philippines kỷ niệm 20 năm thực thi Đạo luật chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, với các sáng kiến lồng ghép khung pháp lý, hỗ trợ xã hội và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Thái Lan cũng tiên phong với mô hình Trung tâm Một cửa hỗ trợ khủng hoảng, cung cấp dịch vụ đa ngành hoạt động 24/7 tại các bệnh viện công. Singapore nổi bật với Đạo luật Tư pháp gia đình, thiết lập các tòa án chuyên biệt như Tòa Gia đình, Tòa Thanh thiếu niên, và ứng dụng công nghệ số cho phép xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Mô hình "Hoa Hướng dương" của Hàn Quốc cũng tích hợp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt chú trọng đối phó với các hình thức bạo lực mới như quấy rối trực tuyến và lạm dụng qua mạng xã hội.
Trong hành trình xây dựng một xã hội không còn bạo lực, những chương trình hành động của Việt Nam từng bước bồi đắp những “bến đỗ an toàn” cho phụ nữ và trẻ em.
“Ngôi nhà bình yên” hay sáng kiến “Gói dịch vụ thiết yếu” (thuộc chương trình chung toàn cầu của Liên hợp quốc về các dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực) không chỉ là giải pháp mà còn chữa lành những tâm hồn bị tổn thương.
Đáng chú ý là dự án “Nam giới tiên phong” được triển khai rộng rãi không chỉ mang tính biểu tượng mà còn là lời nhắc nhở mạnh mẽ về bình đẳng giới, nhấn mạnh rằng đây là “nhịp đập” chung của cả cộng đồng.
Bạo lực giới nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái được ví như những dây xích vô hình, trói buộc tự do và phẩm giá của con người. Hành động của cá nhân và cộng đồng có thể đập tan dây xích ấy.
Một thế giới nơi phụ nữ và trẻ em gái thoát khỏi bóng tối của bạo lực, tìm đến bình yên sau giông bão, mở ra một cánh cửa tràn đầy hy vọng và yêu thương.
Đó chính là mong ước giản dị nhưng cháy bỏng của bao phụ nữ và trẻ em gái - “bão dừng sau cánh cửa” để cuộc sống không còn sợ hãi, chỉ còn ánh sáng của tự do và hạnh phúc.
上一篇: Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
下一篇: Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
猜你喜欢
- Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- Cách chọn đệm nước mát tránh nóng mùa hè
- Bộ trưởng Bộ Y tế: muốn công ố dich sởi phải bàn với các tỉnh
- Bất an an ninh Bệnh viện: Đâu là giải pháp?
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Máy bay A350 XWB: Đối thủ xứng tầm của Boeing 787
- Làm đẹp thế nào để không "dính" bệnh đúng tết
- 500 tấn hóa chất chảy vào kênh, vẫn cứ bàn!
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast