【lịch bóng đa ngoại hạng anh】Tạo nền tảng xây dựng chính quyền điện tử

[World Cup] 时间:2025-01-11 00:53:37 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:143次

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, toàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị, trong đó lấy người dân làm trung tâm. Công tác cải cách hành chính (CCHC) được đẩy mạnh hướng tới nền hành chính hiện đại, minh bạch, tạo nền tảng quan trọng xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Quốc Chính thông tin, hiện nay các cơ quan, đơn vị Nhà nước sử dụng phần mềm VIC khá tốt, hầu hết các văn bản đến và đi được xử lý trên phần mềm. Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành đã liên thông 4 cấp (3 cấp địa phương, Văn phòng Chính phủ và bộ, ngành Trung ương); hiện có 500 đơn vị, 7.500 người sử dụng và sử dụng thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử, có ký số chuyên dùng cấp tỉnh 99%, cấp huyện 94% và cấp xã 85%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện và mở rộng bằng giải pháp phần mềm đến 100% cấp xã.

TTHC của người dân và DN được tiếp nhận và giải quyết trên phần mềm Một cửa điện tử.

Ngoài các ứng dụng dùng chung cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, tỉnh còn có 80 ứng dụng, phần mềm phục vụ theo chuyên ngành khác, điển hình như Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tập trung; Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp; Thư viện điện tử tài liệu số, âm thanh; Quảng bá du lịch; Hệ thống quản lý hành trình tàu cá: Quản lý công chứng. Các ứng dụng quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, giáo dục do các tập đoàn lớn trong nước của VNPT, Viettel xây dựng với hình thức cho thuê dịch vụ…

Chủ tịch UBND xã Trí Phải, huyện Thới Bình Phạm Văn Diễn cho biết, hiện nay tất cả cán bộ, công chức xã đều được đào tạo về ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin vào giải quyết công việc chuyên môn, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao, tiết kiệm thời gian và kinh phí. Trang bị đầy đủ máy tính hệ thống máy tính nối mạng Internet để phục vụ tốt hơn cho công tác, duy trì và phát triển mạnh mẽ hoạt động làm thủ tục hành chính (TTHC) bằng máy vi tính, qua đó công việc được giải quyết hiệu quả hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người dân.

Theo Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau Trần Văn Hoà thì việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Tư pháp có chuyển biến tích cực, các công việc được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, chất lượng được nâng lên. Gắn triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin với CCHC, đổi mới lề lối, phương thức làm việc và được đơn vị xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy CCHC, đơn giải hoá TTHC phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thông qua đó, đã tác động tích cực đến chất lượng lao động trong đội ngũ công chức, viên chức, thể hiện qua năng suất, hiệu quả công việc, hoạt động của đơn vị đi vào nền nếp, nhất là tăng cường tính tự quản trong tổ chức các hoạt động đoàn thể, nâng cao vai trò tự giám sát, kiểm tra tại đơn vị, tạo động lực để Sở Tư pháp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra hàng năm.

Hiện nay, tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp đều được tiếp nhận, xử lý qua các phần mềm (phần mềm một cửa điện tử; phần mềm lý lịch tư pháp; phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch). Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, có thể nộp trực tiếp, nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến, thanh toán trực tuyến, giảm thời gian, chi phí đi lại.

Phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Cà Mau nằm trong số 18/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia. Đến ngày 30/6, tỉnh đã hoàn thành đồng bộ hồ sơ TTHC; bố trí máy chủ bảo mật; đồng bộ kết quả tổng hợp xử lý hồ sơ theo tháng, năm; kết nối, tích hợp, sử dụng chung nền tảng thanh toán của Cổng dịch vụ công quốc gia và đã tích hợp, cung cấp được 7 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hiện tỉnh đã hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông. Số liệu thu thập được sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng để tham chiếu, đánh giá về việc triển khai, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phục vụ công tác xếp hạng, báo cáo về ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, CCHC.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trở ngại lớn nhất trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh là thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của người dân và doanh nghiệp còn thấp, vẫn chủ yếu theo cách thức truyền thống.

Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Hồ Chí Linh cho biết, thời gian qua, trung tâm chủ động trong việc hướng dẫn, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Khi người dân đến liên hệ giải quyết TTHC, tổ tư vấn sẽ tạo cho mỗi người 1 mã để giao dịch trên Cổng dịch vụ công. Công chức một cửa các sở, ngành làm việc tại trung tâm hướng dẫn trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp về thao tác tạo tài khoản, đăng ký và tra cứu kết quả hồ sơ TTHC... nâng cao chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng; giúp giảm chi phí giấy tờ, hồ sơ và thời gian đi lại cho người dân”.

Ông Trần Quốc Chính cho biết, thời gian tới, sở chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành tỉnh tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của địa phương trong năm 2020 theo Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số; chú trọng phát triển nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, cung cấp hiệu quả các dịch vụ số phục vụ thiết thực cuộc sống người dân như về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, việc làm./.

Phúc Duy

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接