【ket qua bong da chau au】Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

时间:2025-01-10 17:02:28 来源:Empire777

Tăng trưởng xuất khẩu sang EU khoảng 14 - 15%/năm

Đánh giá về thành quả 2 năm thực hiện EVFTA,ệpđịnhthươngmạitựdoViệket qua bong da chau au ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho hay, EVFTA là một hiệp định thương mại mà Việt Nam tận dụng tốt hơn nhiều so với các hiệp định khác. Có 2 hiệp định có tiêu chuẩn cao nhất đó là EVFTA và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với tỷ lệ tự do hóa thuế quan về cơ bản trên 90% trong vòng 7 năm thực hiện. Mặc dù 2 năm qua dịch Covid-19 bùng phát khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhưng chính cam kết của Hiệp định EVFTA đã góp phần bù đắp sự suy giảm và đẩy nhanh phục hồi kinh tế, nhất là xuất khẩu. Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, sau 2 năm thực thi EVFTA.

Cũng theo ông Thái, ngay trong năm đầu tiên thực hiện EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng trên 14%. Đặc biệt, đây cũng là một trong những hiệp định có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao nhất so với những hiệp định khác trong năm đầu tiên thực thi. Hiện nay chưa có số liệu hoàn toàn của năm thứ hai, nhưng cũng có thể thấy một trong những chỉ số thể hiện tích cực, đó là tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam thông qua số giấy chứng nhận xuất xứ mà doanh nghiệp được cấp để tận hưởng ưu đãi khi hàng hóa đi vào EU trong 6 tháng đầu năm 2022.

Nguồn: Tổng cục Hải quan Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Tổng cục Hải quan Đồ họa: Thế Dương

Trên thực tế, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra đánh giá khả quan khi cho rằng EVFTA là xung lực rất tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 năm vừa qua, tính từ thời điểm EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 83 tỷ USD, tăng trưởng xấp xỉ 15% so với giai đoạn trước khi có hiệp định.

Ông Lương Hoàng Thái dẫn chứng về hiệu quả thực thi EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU không phải chỉ tăng đơn thuần về mặt số lượng, mà có chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản có giá trị gia tăng cao... Ví dụ như đối với mặt hàng gạo, giá trung bình cao hơn gấp đôi so với giá xuất khẩu sang các thị trường khác. Ngoài ra thì những mặt hàng chế biến, chế tạo cũng có những bước tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt với một số nhóm hàng như sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200%; cà phê tăng 75,2%; hạt tiêu tăng trưởng 55,8%. Với các nhóm hàng truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu mạnh sang EU từ trước khi có hiệp định như dệt may, gia giày, đồ gỗ, mức tăng trưởng đạt khoảng 10 - 15%.

Đánh giá doanh nghiệp Việt Nam đã có sự bắt nhịp, tận dụng khá tốt EVFTA, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết thêm, trong 2 quý đầu năm 2022, trị giá hàng hóa xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EUR.1 khoảng 5,8 tỷ USD, tương đương với khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu sang EU trong giai đoạn này. “Đến nay doanh nghiệp Việt Nam đã nắm rõ và hiểu được giá trị của hiệp định, cũng như vai trò của chứng nhận xuất xứ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam tăng trưởng hai con số trong tương lai là rất khả quan” - ông Trần Thanh Hải khẳng định.

Còn nhiều dư địa cho hàng Việt thâm nhập thị trường EU

Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng tốt cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU, nhưng các chuyên gia kinh tế cũng thẳng thắn nhìn nhận, thị trường EU rất lớn, hàng Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng.

Đáng chú ý, hiện nay, thị trường EU đang có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ sang tiêu dùng hàng hóa xanh, sạch và đáp ứng tiêu chuẩn về lao động, về môi trường… Điều này có nghĩa là, thị trường EU không đơn thuần yêu cầu về giá cả, mà còn quan tâm đến quy trình sản xuất hàng hóa.

EVFTA góp phần tăng 2,18 - 3,25% GDP

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện); 4,57 - 5,3% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07 - 7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó). Về xuất khẩu, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có EVFTA.

Ngoài ra, EU là thị trường “khó tính” với nhiều yêu cầu về kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, thậm chí có cả những tiêu chuẩn doanh nghiệp tự đặt ra. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có chuyển đổi mô hình nhằm đáp ứng tốt nhất thị hiếu ở thị trường EU, từ đó khai thác hiệu quả, lâu dài và bền vững.

TS Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tận dụng các cam kết ưu đãi trong EVFTA của Việt Nam. Hạn chế hiện nay là tỷ lệ chứng nhận xuất xử hàng hóa (C/O) EVFTA để hưởng thuế quan ưu đãi còn khiêm tốn, xuất khẩu vẫn chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống, cơ chế kết nối giữa các địa phương với các bộ, ngành, cơ quan ở nước ngoài trong thúc đẩy thương mại, đầu tư chưa được hoàn thiện, việc triển khai nhóm chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các cơ quan, địa phương chưa được chú trọng đúng mức, trong khi đây là nội dung quan trọng trong EVFTA.

Đồng thuận với quan điểm nêu trên, theo ông Trần Thanh Hải, thách thức lớn nhất trong tận dụng EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu sang EU là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc… Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt Nam, Bộ Công thương cũng sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chỗ đứng trên thị trường EU, thông qua việc xây dựng và định vị thương hiệu.

推荐内容