【bảng xếp hạng phần lan】JETRO: Mị lực của thị trường Việt Nam ngày càng tăng cao
Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài vẫn còn rất lớn Nhật Bản xúc tiến đưa trái cây thâm nhập thị trường Việt Nam |
Thông tin được ông Matsumoto Nobuyuki,ịlựccủathịtrườngViệtNamngàycàngtăbảng xếp hạng phần lan Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Văn phòng Hồ Chí Minh cho biết ngày 25/1.
Theo ông Matsumoto Nobuyuki, trong một khảo sát do JETRO thực hiện năm 2023, hầu hết các công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam đều cho “quy mô thị trường/tiềm năng tăng trưởng” là một lợi thế trong môi trường đầu tư của Việt Nam.
Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Văn phòng Hồ Chí Minh chia sẻ góc nhìn về thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản với cơ quan báo chí ngày 25/1. |
Chỉ ra các yếu tố Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là thị trường tiềm năng, ông Matsumoto Nobuyuki cho biết: Việt Nam là một quốc gia đang có dân số ngày càng tăng. Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 3 ASEAN và dự đoán sẽ vượt Nhật Bản trong tương lai. Cùng với đó, mức thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 USD và tầng lớp thu nhập trung lưu, cao cấp ngày càng tăng khiến thị trường này càng tăng sức hấp dẫn về tiêu dùng.
Ở một khía cạnh khác, theo ông Matsumoto Nobuyuki, so với các nước ASEAN khác, Việt Nam đang thu hút sự chú ý cả với vị thế là cơ sở sản xuất (lợi thế về chi phí lao động thấp) và thị trường tiêu dùng (lợi thế về quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng).
“Thống kê của JETRO cho thấy số lượng dự án đầu tư mới từ Nhật Bản được cấp phép theo lũy kế đứng đầu là ngành chế tạo, nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ đầu tư từ Nhật Bản vào các ngành phi chế tạo ngày càng tăng. Ngành chế tạo đứng đầu cho đến năm 2018, năm 2019 là ngành tư vấn đứng đầu nhưng từ năm 2020 trở đi vị trí đứng đầu là ngành bán lẻ và bán buôn. Đặc biệt, JETRO thống kê có 56,7% công ty Nhật Bản tại Việt Nam có phương hướng mở rộng kinh doanh trong 1 đến 2 năm tới”,ông Matsumoto Nobuyuki thông tin.
Thực tế, doanh số bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hàng năm trên 10% mỗi năm. Đáng chú ý, thị trường sản phẩm dành cho trẻ em của Việt Nam tiếp tục mở rộng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo Euromonitor quy mô của thị trường thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh vào năm 2022 có doanh thu bán lẻ ước tính đạt khoảng 32,5 nghìn tỷ đồng và CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) từ năm 2022 đến năm 2027 dự kiến khoảng 6%.
Các sản phẩm cho trẻ nhỏ của Nhật Bản được người Việt quan tâm |
Tương tự, doanh thu bán lẻ ngành hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ em (sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da, chăm sóc tóc, dược phẩm…) năm 2022 ước tính đạt 1,4 nghìn tỷ VND, CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) từ năm 2022 đến năm 2027 dự kiến khoảng 10%. Đặc biệt, về nhập khẩu sữa bột trẻ em (HS1901.10) vào Việt Nam, Nhật Bản đứng đầu về giá trị nhập khẩu theo quốc gia (303,94 triệu USD, 2022), chiếm thị phần 20% và giá trị nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm.
Từ những con số trên, ông Matsumoto Nobuyuki cho rằng, người Việt đang rất quan tâm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn, rất phù hợp với những sản xuất từ Nhật Bản. Đây cũng là lý do JETRO phối hợp cùng Con Cưng (chuỗi bán lẻ mẹ và bé) và Momo triển khai các chương trình khuyến mãi O2O (online to offline - từ trực tuyến đến trực tiếp) cho các sản phẩm Nhật Bản; đồng thời JETRO cũng liên kết với Momo để quảng bá các sản phẩm của dự án đang được bán tại Hachi Hachi (nhà bán lẻ đối tác của JAPAN MALL).
“Bằng cách này chúng tôi hy vọng rằng khi mức độ nhận biết các sản phẩm Nhật Bản ngày càng mở rộng không chỉ ở Hồ Chí Minh và Hà Nội mà còn ở các khu vực ngoại thành và nông thôn của Việt Nam”,ông Matsumoto Nobuyuki kỳ vọng.
Được biết, hoạt động xúc tiến của JETRO với chương trình khuyến mãi O2O là một trong những hướng đi nối tiếp thuộc dự án JAPAN MALL. Đây là dự án nhằm phát triển các kênh bán hàng nước ngoài các sản phẩm thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, mỹ phẩm, sản phẩm dành cho trẻ em... thông qua các cửa hàng bán lẻ và trang thương mại điện tử ở nước ngoài. Tại Việt Nam, dự án được bắt đầu từ năm 2016 và đang ngày càng đa dạng hóa các hoạt động, kỳ vọng các sản phẩm chính hãng Nhật Bản sẽ được nhóm khách hàng chính trên trang thương mại điện tử Việt Nam biết đến và sử dụng nhiều hơn, góp phần nâng cao độ nhận biết của sản phẩm Nhật Bản trên thị trường.