Phạm vi ưu đãi rộng
TheƯuđãiphảilàcôngcụhữuhiệuđểsànglọcđầutưnottm forest vs arsenalo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện nay chính sách ưu đãi thu hút đầu tư được thực hiện theo Luật Đầu tư 2014, Luật thuế Thu nhập DN sửa đổi 2013, Luật Thuế XNK 2016, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 123/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp…
Nhận định chung về chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam, TS. Đinh Trọng Thắng, Trưởng ban Chính sách đầu tư (CIEM) cho biết, vì không có số liệu thống kê về số giảm thu ngân sách do thực hiện chính sách ưu đãi thuế và hiệu quả của chính sách ưu đãi thuế nên rất khó để đánh giá chính xác tác động của chính sách ưu đãi thuế. Hệ thống chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam là tương đối phức tạp, phạm vi ưu đãi được quy định trong Luật Đầu tư cũng khá rộng và dàn trải. “Nhiều kết quả khảo sát DN cho thấy, các yếu tố quan trọng nhất mà các nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện đầu tư xếp theo thứ tự là ổn định về kinh tế và chính trị, chi phí lao động, chính sách thuế, khung pháp lý và chất lượng kết cấu hạ tầng”, ông Đinh Trọng Thắng cho biết.
Quá trình thực hiện thu hút đầu tư cũng cho thấy những vấn đề đặt ra cần giải quyết. TS. Đinh Trọng Thắng cho biết, theo Ngân hàng Thế giới, chính sách ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế có thể khuyến khích DN tránh thuế thông qua việc cơ cấu lại đầu tư thành dự án mới để tiếp tục được hưởng ưu đãi. Bên cạnh đó, dẫn nhận định của Tổ chức Oxfam, TS. Đinh Trọng Thắng nhấn mạnh, chúng ta áp dụng các chính sách ưu đãi thuế cao để thực hiện một số mục tiêu xã hội nhưng đến nay chưa có các bằng chứng rõ để chứng minh cho hiệu quả của các chính sách này do thiếu nguồn dữ liệu cần thiết.
Dẫn trường hợp của Samsung, TS. Vũ Sĩ Cường, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, cho biết, Samsung Vietnam được hưởng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 10%, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo nên trong thực tế doanh nghiệp này chỉ bắt đầu phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp từ năm 2013. Tổng số tiền nộp thuế của Samsung năm 2014 là 165 triệu USD, năm 2015 tăng lên 186 triệu USD, 2016 là 300 triệu USD và nửa đầu 2017 là 186 triệu USD... Đánh giá chung về chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam hiện nay, TS. Vũ Sĩ Cường cho biết, tác động của ưu đãi thuế đối với việc phân bổ nguồn lực trong đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được vốn đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, một số hình thức ưu đãi thuế đang trở thành kẽ hở để DN lợi dụng, trốn thuế đồng thời ưu đãi thuế cũng tạo ra gánh nặng cho ngân sách.
“Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam tương đối phức tạp do phạm vi ưu đãi (ưu đãi theo lĩnh vực và ưu đãi theo địa bàn, quy mô vốn) được quy định trong Luật Đầu tư 2014 là khá rộng. Có 30 lĩnh vực khuyến khích đầu tư và 27 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi về đầu tư, trong đó có ưu đãi về thuế. Đồng thời có hơn 300 loại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế với các hình thức khác nhau”, TS. Vũ Sĩ Cường cho biết.
Công cụ “lọc” đầu tư hiệu quả
Ông Lê Thủy Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, Bộ KH&ĐT khẳng định, thời điểm này các chính sách thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả mong muốn. “Ví dụ, với ngành công nghiệp ô tô, chúng ta không nói là thất bại nhưng mong muốn của Chính phủ về tỷ lệ nội địa hóa, về chuyển giao công nghệ là không đạt được. Những hãng ô tô lớn của thế giới như Honda, Toyota… có mặt ở Việt Nam nhưng hiện nay chủ yếu vẫn là lắp ráp, việc chuyển giao công nghệ là rất ít. Với ngành công nghiệp điện tử cũng vậy”, ông Lê Thủy Trung nói.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, trong xu thế kinh tế mới, thu hút đầu tư theo chiều rộng không còn phù hợp và không mang lại hiệu quả như mong muốn, chính vì vậy cần có chính sách mới về vấn đề thu hút vốn FDI.
Nhấn mạnh sự phức tạp trong chính sách ưu đãi thực sự đang đặt ra nhiều vấn đề, PGS. TS Vũ Sỹ Cường cho rằng, Việt Nam cần nghiên cứu giảm việc áp dụng hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế. Thủ tục hành chính liên quan đến quyết định ưu đãi thuế cần đơn giản và minh bạch hơn. “Cần thực hiện tính toán, phân tích chi phí – lợi ích của ưu đãi thuế một cách thận trọng và mang tính dài hạn trước khi ban hành và sau khi thực hiện ưu đãi, rà soát hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế được quy định trong các luật khác để đảm bảo tính nhất quán trong ưu đãi, đồng thời tránh xé rào ưu đãi thuế của địa phương”, ông Vũ Sỹ Cường đề xuất.
Liên quan vấn đề này, ông Lê Tuấn Anh, Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT cũng cho biết rất quan tâm đến việc xử lý những dự án có ưu đãi vượt khung. Năm 2005, Thủ tướng đã có quyết định xử lý những dự án có ưu đãi vượt khung nhưng đến thời điểm hiện tại thì vấn đề đó chưa được xử lý triệt để. “Có những ưu đãi vượt khung liên quan đến sự chưa thống nhất giữa pháp luật về thuế với hệ thống pháp luật khác, ví dụ như pháp luật về đầu tư, liên quan ưu đãi về thuế TNDN, ưu đãi thuế cho DN trong và ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế”, ông Lê Anh Tuấn nói.
Khuyến nghị chính sách ưu đãi thu hút đầu tư thời gian tới, TS. Đinh Trọng Thắng, cho rằng, khi đánh giá chung về hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam cần xác định các ngành ưu tiên để thu hút đầu tư một cách chủ động. Chỉ ưu đãi, khuyến khích những gì mà Việt Nam thực sự cần và không làm được, giảm sự phụ thuộc vào khối kinh tế ngoài nước ngoài. Cần chuyển từ ưu đãi dựa trên quy mô và tổng lợi nhuận sang ưu đãi dựa trên hiệu quả và giá trị gia tăng trong nước. “Cần thu hút đầu tư FDI theo cách chủ động, dựa trên điểm yếu, điểm mạnh của địa phương bằng cách nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong mắt các nhà đầu tư muốn thu hút, theo hướng chuyển từ thu hút bằng lợi thế sẵn có sang xây dựng lợi thế theo nhu cầu thu hút”, ông Thắng nói.
Nhấn mạnh “cần dùng ưu đãi như là công cụ để sàng lọc chính sách ưu đãi đầu tư”, ông Lê Anh Tuấn cho biết, Việt Nam đã gia nhập sâu vào kinh tế thế giới với nhiều cam kết, do đó không thể dùng những rào cản kỹ thuật để hạn chế nhà đầu tư vào một số lĩnh vực, địa phương. Vì thế, sử dụng ưu đãi như là công cụ để sàng lọc đầu tư là vấn đề lớn đáng chú ý. “Trước đây ta yêu cầu khi vào đầu tư thì DN phải sử dụng bao nhiêu lao động địa phương, chuyển giao công nghệ trong thời gian bao lâu… nhưng hiện nay với các cam kết quốc tế thì ta không được phép yêu cầu như vậy nữa, thay vào đó ta yêu cầu: Nếu DN thực hiện những việc này thì chúng tôi sẽ ưu đãi cho DN như thế này, vì ưu đãi là cái mà ta có quyền cho họ. Khi các nhà đầu tư chú ý đến Việt Nam nhiều hơn và khi chúng ta có nhu cầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án tốt hơn thì ưu đãi là công cụ hữu hiệu. Một mặt giúp chúng ta không vi phạm các cam kết quốc tế, mặt khác nó phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển”, ông Lê Tuấn Anh khẳng định.
顶: 46踩: 3
【nottm forest vs arsenal】Ưu đãi phải là công cụ hữu hiệu để sàng lọc đầu tư
人参与 | 时间:2025-01-10 20:10:03
相关文章
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Thủ đoạn nâng khống vốn góp lên gần 3000 lần của Trịnh Văn Quyết
- Tài xế xe khách vượt đèn đỏ gây tai nạn ở Hà Nội đến trình diện cơ quan công an
- Karate Hậu Giang giành huy chương vàng giải câu lạc bộ quốc gia
- Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- Bác bỏ thông tin các khu cách ly tập trung ở Hà Nội quá tải
- Hai người tử vong trong hầm sà lan ở TP Vũng Tàu nghi do ngạt khí
- Canoeing Hậu Giang xếp thứ hạng cao tại Đại hội Thể thao đồng bằng
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Đóng điện thử nghiệm đường dây 500 kV Phú Lâm
评论专区