当前位置:首页 > World Cup

【bang sep hang phap】Sức khỏe doanh nghiệp và đời sống người dân có song hành với tăng trưởng GDP?

suc khoe doanh nghiep va doi song nguoi dan co song hanh voi tang truong gdp

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận.

Chất lượng tăng trưởng tiếp tục là nội dung được các ĐB Quốc hội tập trung thảo luận.

ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh) đặt câu hỏi: Sức khỏe của doanh nghiệp và đời sống của người dân có thực sự được cải thiện song hành với tốc độ tăng trưởng GDP? Cả 3 “mũi nhọn” giải quyết bài toán bền vững của nền kinh tế gồm phát triển doanh nghiệp tư nhân, năng suất lao động, hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp, theo đại biểu đều đang bộc lộ một số vấn đề.

Đơn cử như phát triển kinh tế tư nhân, điểm nhấn quan trọng của năm 2017 khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 10 xác định tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, Chính phủ cũng có các Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 về cải thiện môi trường kinh doanh… nhưng đến nay, kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục được ví như đội quân “thuyền thúng” gặp gió sẽ khó trụ được. Với gánh nặng về chi phí thủ tục cùng với mô hình nhỏ lẻ, năng lực quản trị yếu thì căn bệnh kinh niên khó có thể chữa.

Nhấn mạnh điều này, ĐB Nguyễn Như So kiến nghị 4 vấn đề cần giải quyết:

Một là, cải cách mạnh mẽ về hành chính, điều kiện kinh doanh, đặc biệt là các giấy phép con, cháu. Chỉ tính các chi phí thực hiện 5.917 điều kiện kinh doanh, thủ tục chuyên ngành, mỗi năm DN đã phải bỏ ra hơn 28,6 triệu ngày công với chi phí 4.300 tỷ đồng. Do vậy, cần sớm hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế, cải cách tài chính công như cách làm của Singapore thay vì đặt ra quá nhiều điều kiện. Đồng thời quản lý nghiêm túc và giám sát, phát hiện sai xử lý vi phạm.

Hai là, đầu tư kết cấu hạ tầng, chú ý phát triển hệ thống giao thông, mạng, xây dựng những trung tâm, thành phố đáng sống, khu kinh tế có mức độ tự chủ cao, giảm chi phí logicstis nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Ba là, tạo môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng, “đoạn tuyệt” hoàn toàn sự phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân với lãi suất thấp theo kênh hỗ trợ vốn, hỗ trợ quản trị đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, trong 1,5 ngày thảo luận tại hội trường đã có 60 đại biểu Quốc hội phát biểu và có 13 đại biểu tham gia tranh luận về một số vấn đề mà đại biểu quan tâm. Bộ trưởng các bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham gia phát biểu giải trình để cung cấp thêm một số vấn đề có liên quan.

Nhìn chung không khí các phiên thảo luận rất sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm và mang tính xây dựng, nội dung ý kiến phong phú, đa dạng, khá sâu sắc và toàn diện, mang tính phản biện cao, bao quát trên các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và tư pháp.

Đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đều thống nhất với các nội dung và đánh giá trong báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Kiểm toán Nhà nước.

Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các giải pháp của Chính phủ, các cấp, các ngành, sự phối hợp tốt của hệ thống chính trị trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Quốc hội biểu dương tinh thần phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã khắc phục khó khăn vượt qua thách thức để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 theo nghị quyết của Quốc hội, tạo tiền đề quan trọng cho các năm tiếp theo.

分享到: