欢迎来到Empire777

Empire777

【soi kèo tv】Ả Rập Xê Út chi 1 tỷ USD để sa thải lao động nhập cư

时间:2025-01-11 04:03:57 出处:Cúp C2阅读(143)

Saudi Binladin

Những người lao động trong một khách sạn ở New Delhi,ẢRậpXêÚtchitỷUSDđểsathảilaođộngnhậpcưsoi kèo tv sau khi được hồi hương từ Ả Rập Xê Út nhờ chính phủ Ấn Độ. Họ rời Ấn Độ với ước mơ lớn, nhưng lại quay trở về với đồng ruộng sau khi giá dầu trượt dốc đã đẩy nền kinh tế vào khó khăn. Ảnh nguồn: WSJ

Công ty gia đình Saudi Binladin, "ông lớn" trong lĩnh vực xây dựng đã tham gia vào các dự án quốc gia, như mở rộng Nhà thờ Hồi giáo trong khu tài chính Mecca và Riyadh, được chính phủ trả từ 800 triệu - 1,1 tỷ USD trong tháng Chín vừa rồi, để thanh toán những khoản lương nợ người lao động.

Các khoản thanh toán của chính phủ đã được dành phần lớn để trả cho lao động di cư – hàng chục nghìn người đang phải ngừng lao động – đủ tiền để rời vương quốc. Những khoản thanh toán này đã bị chậm hơn một năm do doanh thu từ dầu của chính phủ bị thu hẹp.

Theo tờ Wall Street Journal, người phát ngôn của Công ty Saudi Binladin xác nhận khoản thanh toán đã được thực hiện, nhưng từ chối đưa thêm thông tin chi tiết.

Một hãng xây dựng lớn khác ở Ả Rập, là Saudi Oger - sở hữu bởi một gia đình gốc Li Băng, đang trên bờ vực phá sản, mất khả năng thanh toán nợ lượng của hàng nghìn lao động đang làm việc và đã sa thải. Tuy nhiên, họ cũng không có thông tin về việc liệu Saudi Oger - công ty đang nợ hàng tỷ USD, có nhận được thanh toán của chính phủ hay không.

Khó khăn của ngành công nghiệp dầu đang càn quét cả nền kinh tế, đánh mạnh vào các nhà thầu và các công ty nhỏ hơn. Doanh thu từ dầu eo hẹp của chính phủ đã dẫn đến sa thải hàng loạt lao động và có hiếm hoi dấu hiệu cho thấy các lao động khác sẽ sớm quay lại làm việc.

Thêm vào đó, các nước khác đã gửi một lượng lớn lao động sang Ả Rập Xê Út cũng bị tổn hại. Ngân hàng Thế giới đã nói rằng tăng trưởng chậm ở một số quốc gia Nam Á một phần do kiều hối từ các quốc gia vùng Vịnh sụt giảm, bao gồm Ả Rập Xê Út.

Saudi Binladin đã sa thải hơn 70.000 người trong năm qua, trong tổng số hơn 200.000 lao động, chủ yếu là từ châu Á và các nước Ả Rập khác. Người lao động không được trả lương hoặc không có công việc đã tổ chức các cuộc biểu tình lẻ tẻ, bao gồm đốt xe buýt công ty hồi đầu năm nay ở Mecca.

Công ty này đã cải cách ban quan trị của mình, mang về nhà điều hành dày dạn kinh nghiệm để đối phó với cuộc khủng hoảng tiền mặt gây ra bởi sự thu hẹp chi tiêu của chính phủ.

Trong khi đó, điều kiện trong các trại nơi có nhiều công nhân di cư sống đã xấu đi đáng kể trong những tháng gần đây, một số thậm chí còn cạn kiệt thực phẩm.

Trong một hành động được cho là làm xấu hổ vương quốc giàu có, chính phủ Ấn Độ khoảng hai tháng trước đã phân phối thực phẩm cho một số công nhân bị sa thải của Saudi Oger người Ấn Độ, bị mắc kẹt bởi vì họ không có khả năng mua vé máy bay về nhà.

"Có một máy bay đầy các thực phẩm đến từ Ấn Độ", một nhân viên ngân hàng ở Ả Rập Xê Út nói, "đó thực sự là không thể chấp nhận được".

Chính phủ Ả Rập Xê Út hiện nay đang đàm phán cùng các thành viên khác của OPEC về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng, nằm trong nỗ lực đẩy tăng giá dầu. Đồng thời, nước này cũng tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu bằng cách mở cửa cho đầu tư nước ngoài và kích thích đầu tư tư nhân.

Trong một biện pháp mới nhất để giảm bớt thâm hụt nguồn thu ngân sách, Ả Rập Xê Út đã tuyên bố tuần trước rằng sẽ giảm lương của các quan chức hàng đầu đất nước và thu hẹp số lượng nhân viên chính phủ.

Tranh chấp về lao động đang chất đầy tại tòa án Ả Rập. Hoàn cảnh của các lao động nước ngoài có liên quan khá phức tạp, bởi hệ thống bảo trợ được gọi là ‘kafala’, yêu cầu họ phải có sự cho phép của chủ lao động để rời khỏi đất nước.

Trong những tháng qua, kỹ sư người Ai Cập, anh Ahmed Moustafa, đã dành cả ngày chạy giữa thủ đô oi ả từ bộ này sang ngành khác. Anh không còn được nhận lương từ chủ lao động, một công ty xây dựng khác, gần một năm nay. Nhưng anh đã không thể có được một thị thực xuất cảnh để về nhà.

“Chúng tôi phải xếp hàng ở Bộ Lao động cả ngày nhưng không đi đến đâu”, anh Moustafa nói. “Chúng tôi đã đến đại sứ quán Ai Cập và chúng tôi bị từ chối”. Bộ Nội vụ nói rằng anh nên quay trở lại với Bộ Lao động./.

Ngọc Trang (theo Wall Street Journal)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: