当前位置:首页 > World Cup

【trực tiếp giải bóng đá】Thị trường thức ăn nhanh cạnh tranh khốc liệt

Thị trường thức ăn nhanh trong nước đang chứng kiến cuộc đua khốc liệt nhưng hoàn toàn vắng bóng các doanh nghiệp Việt. Cửa hàng đầu tiên của chuỗi cà phê và bánh đến từ Mỹ Dunkin' Donuts đã khai trương tại TP.HCM. Trước đó,ịtrườngthứcănnhanhcạnhtranhkhốcliệtrực tiếp giải bóng đá thương hiệu thức ăn nhanh đứng thứ 2 của Mỹ là Burger King đã có mặt tại VN và chỉ vài tháng nữa, "người khổng lồ" McDonald's cũng sẽ hiện diện. Như vậy, hầu hết các "ông lớn" của ngành công nghiệp thức ăn nhanh thế giới đã có mặt tại VN.

Cuộc đua của các thương hiệu ngoại
     
Trong một bản nghiên cứu công bố tháng 11.2012, hãng tham vấn thị trường Euromonitor International đã thẩm định rất lạc quan về đà tăng trưởng của thị trường thức ăn nhanh VN, lên đến 26% vào năm 2011 - trị giá ước lượng là trên 500 triệu USD - và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ 15% trong năm 2014.

Điểm mặt các thương hiệu thức ăn ngoại đã vào, một số đã có chỗ đứng khá tốt tại thị trường VN như: KFC, Lotteria, Burger King, Subway, Jollibee, Pizza Hut, Domino's Pizza… Trong đó, Lotteria (Hàn Quốc) được coi là "anh cả" với hơn 160 cửa tiệm, theo sau là KFC (Mỹ) đã mở 140 cửa tiệm và đứng thứ 3 là Jollibee (Philippines) với hơn 30 cửa tiệm. Theo thống kê từ Bộ Công thương, doanh số ngành thức ăn nhanh tăng khoảng trên 20% mỗi năm, năm 2010 tăng đến 30%, tập trung phần lớn vào những thương hiệu đã định vị tại thị trường thức ăn nhanh VN từ hơn chục năm qua. Riêng KFC, Lotteria, Jollibee luôn có mức tăng trưởng trên 30% với KFC chiếm 15% thị phần sau đó là 2 thương hiệu Lotteria và Jollibee.



Nóng lòng trước các đối thủ đi trước, Burger King dù chỉ mới vào VN từ cuối năm 2012, nhưng thương hiệu này đến nay đã có gần 20 cửa tiệm tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Trung bình một tháng mở một cửa tiệm. Bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thực phẩm và giải khát Cánh Diều Xanh (BKV) - đơn vị mua nhượng quyền Burger King tại VN, cho biết trước mắt sẽ phát triển nhanh nhất các vị trí đắc địa và trải rộng khắp các tỉnh thành. Sau Burger King, Subway cũng ráo riết đầu tư hệ thống cửa tiệm, định vị thương hiệu bằng sản phẩm sandwich tươi. Dunkin' Donuts cũng cho biết sẽ mở cửa tiệm thứ 2 tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) trong năm nay. Chưa có thống kê cụ thể, song chắc chắn các thương hiệu thức ăn nhanh ngoại khác đều có chiến lược để giữ và mở rộng thị phần, chuẩn bị cho năm 2014 được dự báo sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn.

Doanh nghiệp nội địa trắng tay
    
"Không có mặt trong chiếc bánh thị phần thức ăn nhanh, DN nội địa cũng mất sân ở  mảng cung cấp nguyên liệu cho các thương hiệu thức ăn nhanh ngoại", Doanh nhân Hoàng Tiến Thịnh cho biết.

Có gần đủ mặt các kỳ phùng địch thủ thức ăn nhanh ngoại nhưng thị trường này hoàn toàn vắng bóng doanh nghiệp (DN) nội địa. Ông Lý Quí Trung, nhà sáng lập chuỗi thương hiệu Phở 24 được coi là người tiên phong trong việc tạo khái niệm thức ăn nhanh "Made in VN",  từng đưa ra dự báo: "Với tốc độ phát triển, xu hướng ẩm thực hiện đại, thức ăn nhanh sẽ phát triển rất nhanh tại VN. Nếu DN nội không chuẩn bị để đón đầu xu hướng này, các nhà đầu tư ngoại sẽ chiếm mất chiếc bánh thị phần". Dự báo này đã trở thành hiện thực. Chuỗi thương hiệu Phở 24 đã được nhượng lại cho chủ chuỗi Highland Coffee. Tham vọng phát triển chuỗi thức ăn nhanh kiểu VN mang thương hiệu K-Do của Công ty bánh kẹo Kinh Đô cũng không như kỳ vọng. Thương hiệu cơm kẹp của Vietmac, dù nỗ lực tạo nên sự khác biệt là đưa món ăn hằng ngày của người Việt trở thành món ăn nhanh, nhưng hoạt động mở rộng chuỗi thương hiệu này vẫn hết sức dè dặt.

Không có mặt trong chiếc bánh thị phần thức ăn nhanh, DN nội địa cũng mất sân ở  mảng cung cấp nguyên liệu cho các thương hiệu thức ăn nhanh ngoại. Từng có dự báo cho rằng, khi các nhà kinh doanh thức ăn nhanh đổ vào VN, sẽ tạo ra cơ hội cho các DN nội địa trong việc chuẩn hóa và cung ứng sản phẩm. Một số nhà kinh doanh chia sẻ, quá khó để trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu bởi không thể vượt qua được những đòi hỏi cao từ đối tác. "Sự ổn định về chất lượng sản phẩm, kích cỡ, số lượng… tưởng là đơn giản nhưng là thách thức đối với nhà kinh doanh nếu muốn tham gia trở thành đối tác chuỗi thức ăn nhanh", doanh nhân Hoàng Tiến Thịnh, người từng tham gia chào hàng thịt gà với đối tác thức ăn nhanh của Mỹ tại thị trường VN chia sẻ. Đó là thực tế. Sau khi ký kết với Good Day Hospitality, McDonald's sẽ hỗ trợ tìm đối tác xây dựng chuỗi cung cấp nguyên liệu thịt cho cửa tiệm sau này. Với Dunkin' Donuts, thời gian đầu, 80% các loại nguyên liệu làm bánh cũng sẽ được nhập khẩu. Với KFC thì tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa khoảng 30%.

Chủ Công ty bánh kẹo Á Châu (ABC), ông Kao Siêu Lực, từng tiết lộ đã làm việc và đang đầu tư nghiên cứu để làm bánh mì cung cấp cho McDonald's ở VN trong năm tới. Hiện tại, hầu hết thương hiệu thức ăn nhanh đã vào VN đều đặt bánh mì tại ABC. Do mỗi thương hiệu có một vị bánh khác nhau, nên công ty phải đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất với nhiều công thức, bí quyết khác nhau. Ông Lực cũng cho biết qua tốc độ cung cấp bánh mì của ABC cho các chuỗi thức ăn nhanh cho thấy, thị trường này đang là "con gà đẻ trứng vàng" rất tốt. Doanh số từ việc cung ứng bánh cho các công ty kinh doanh thức ăn nhanh chỉ chiếm 2% tổng doanh số của ABC, năm nay dự báo sẽ trên 30%.

Dự kiến năm sau, thị trường bán lẻ mở rộng hơn cho nhà đầu tư ngoại, các nhà bán lẻ ngoại cũng sẽ là nhà cung cấp nguyên liệu giá tốt cho các chuỗi thức ăn nhanh này. Như vậy, DN nội địa coi như trắng tay từ một thị trường lớn.

"Triết lý của McDonald's là mang lại một khởi nghiệp cho một người sau khi làm thuê chán chê, muốn trở thành ông chủ. Cũng trong bộ nguyên tắc của tập đoàn này, thường người mua nhượng quyền cũng chính là người được tập đoàn trực tiếp đào tạo theo chuẩn hóa của McDonald's mọi việc từ lau bàn, tiếp khách, phục vụ khách, đứng bếp, thu tiền... cho đến trở thành ông chủ cửa tiệm. Sau khi ký kết, họ trực tiếp đến VN để giúp thiết kế mặt bằng theo chuẩn hóa, rồi tổ chức đào tạo tại Mỹ cho nhân viên của cửa tiệm... Theo tôi được biết, đến nay vị trí của cửa hàng đầu tiên của McDonald's vẫn chưa biết ở đâu, không biết việc mở cửa tiệm này vào đầu năm nay có kịp không. Hơn nữa, với quy định phải mất một năm để người mua nhượng quyền học việc từ tập đoàn thì không rõ anh Nguyễn Bảo Hoàng (người đưa McDonald's vào VN - PV) có được đặc cách nào khác so với yêu cầu khắt khe của tập đoàn không", Ông Robert Trần - Tổng giám đốc Công ty tư vấn chiến lược Robenny chia sẻ.

TheoThanh Nien

分享到: