您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bdltd anh】Nhiều doanh nghiệp Bình Dương trước nguy cơ dừng sản xuất do dịch Covid 正文

【bdltd anh】Nhiều doanh nghiệp Bình Dương trước nguy cơ dừng sản xuất do dịch Covid

时间:2025-01-10 20:57:02 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Nhiều doanh nghiệp Bình Dương đang xoay sở để duy trì "3 sản xuất". Ảnh DN cung cấpTạm dừng sản xuất bdltd anh

doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Bình Dương đang xoay sở để duy trì "3 sản xuất". Ảnh DN cung cấp

Tạm dừng sản xuất do phát hiện ca nhiễm

Trưa 29/7, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng, quá trình tổ chức lao động ở lại nhà máy, 150 doanh nghiệp còn gặp khó khăn về thực phẩm, thiếu hụt nguyên vật liệu, công nhân hoang mang không chịu làm việc khi xuất hiện ca nhiễm. Doanh nghiệp muốn dừng phương án "3 tại chỗ" phải xét nghiệm cho tất cả lao động. Những người kết quả âm tính sẽ cách ly ở nhà máy ít nhất 3 ngày, sau đó test lại có kết quả an toàn mới trở về nơi ở.

Hiện, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và chính quyền một số địa phương có hướng dẫn cụ thể về việc ngừng tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" gửi các doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, doanh nghiệp phải gửi văn bản đến nơi họ sinh sống, thông báo tình trạng sức khỏe, thời gian đi lại trên đường để các chốt kiểm soát dịch biết, địa phương tiếp nhận.

Theo thống kê từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Dương, tính đến 28/7, toàn tỉnh có gần 3.600 doanh nghiệp với khoảng 390.000 công nhân đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”. Đây là con số khá khiêm tốn so với một địa phương có đến 29 khu công nghiệp và trên 1,2 triệu lao động. Tuy nhiên, để duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp đã phải nỗ lực, gồng mình hết sức.

Ở đợt dịch thứ 4, Bình Dương đã phát hiện gần 10.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.000 trường hợp là công nhân. Địa phương đang là vùng dịch xếp thứ hai ở phía Nam, chỉ sau TPHCM. Khá nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương thực sự lo lắng khi có doanh nghiệp áp dụng chế độ sản xuất “3 tại chỗ” mà vẫn xuất hiện các ca F1, F0, gây ảnh hưởng tới sản xuất.

Trước đó, ngày 28/7, nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương cho biết bị “mắc kẹt” trong công ty và đang cầu cứu ngành chức năng đến hỗ trợ. Đơn cử như Công ty TNHH Timberland (Thị xã Tân Uyên) có 7.783 công nhân. Từ ngày 17/7 đến nay, công ty thực hiện “3 tại chỗ” với 1.478 lao động ở lại ký túc xá. Trong đó, có 1.313 lao động Việt Nam và 165 lao động nước ngoài. Công ty tiến hành test nhanh cho toàn bộ công nhân theo quy định và đã phát hiện 233 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, đã có 65 trường hợp tại công ty được đưa đi điều trị. Còn 168 trường hợp đang ở lại trong ký túc xá của công ty. Hiện nay, công ty chỉ có thể giải quyết những nhu cầu ăn ở cơ bản, không thể điều trị.

Tương tự, tại Công ty TNHH Nội thất New Fortune (KCN Nam Tân Uyên mở rộng) thực hiện phương án “3 tại chỗ”, đến nay đã phát hiện 37 ca dương tính. Ngoài ra, hiện có 57 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội gỗ Bình Dương thực hiện "3 tại chỗ" nhưng hiện nay việc duy trì hoạt động cũng gặp rất nhiều khó khăn do xuất hiện các ca lây nhiễm trong doanh nghiệp không rõ nguồn gốc.

Nguy cơ đứt chuỗi sản xuất

Không chỉ gánh khoản chi phí phát sinh rất lớn do phải tăng phụ cấp công việc, ăn uống, sinh hoạt, xét nghiệm… cho công nhân theo phương án ‘3 tại chỗ”, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, để ổn định sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đang vấp phải nhiều khó khăn do tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa và gia tăng các loại chi phí vận chuyển, kiểm dịch và nguyên vật liệu… Và nguy cơ đứt chuỗi cung ứng, phải dừng sản xuất là rất lớn.

Ông Nguyễn Hữu Quang, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Hansoll Vina (KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương) cho biết, công ty với hơn 4.000 lao động nhưng hiện tại chỉ sắp xếp được 100 lao động làm việc theo phương án “3 tại chỗ”. Theo đó, để duy trì sản xuất, hiện công ty chỉ thực hiện các đơn hàng có sẵn và xuất hàng thành phẩm cho đối tác chứ không nhập hàng sản xuất đơn mới. Mặc dù các đơn hàng nhập nguyên vật liệu đã về cảng nhưng phải chấp nhận lưu kho do không có nhân lực sản xuất. Công ty đã thực hiện đàm phán lại với đối tác để gia hạn thời gian giao hàng. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài, sản xuất bị gián đoạn thì nguy cơ mất thị phần là rất lớn.

Tương tự, ông Quang Tấn Long, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Hai My cho biết, dù sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" nhưng cũng chỉ sản xuất theo tiến độ, cầm chừng. Nhiều đơn hàng xuất khẩu đã phải lùi tiến độ giao hàng tới 1/8. Tuy nhiên, đến thời điểm đó cũng chưa thật chắc chắn. Hiện công ty đang phải nỗ lực để lấy hàng nhập về từ các cảng để tránh tình trạng lưu kho, quá hạn, nhưng việc di chuyển xuống cảng qua các chốt kiểm dịch khó khăn, chi phí test nhanh cho nhân viên 3 ngày/lần rất tốn kém.

Theo Hội XNK Bình Dương, qua khảo sát, hơn 1.000 doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh đã ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”. Vì vậy, với các công ty đủ điều kiện hoạt động để không bị phải “đứt gánh giữa đường” rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, các bộ, sở ban ngành địa phương bằng các gói hỗ trợ, các chính sách tạo thuận lợi. Trước mắt, các doanh nghiệp kiến nghị tạo thuận lợi trong việc cấp QR code cho phương tiện vận tải chở hàng phục vụ sản xuất, xuất khẩu cũng như tiếp tục tạo cơ chế thuận lợi hơn trong việc cấp phép lưu hành cho đối tượng lái xe container.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên giao nhận chứng từ hàng hóa XNK được phép đi qua các chốt kiểm soát dịch bệnh khi đủ điều kiện phòng tránh dịch nhằm hạn chế việc giao nhận hàng hóa bị chậm trễ, công ty bị phạt đền bù hợp đồng với đối tác nước ngoài theo luật thương mại quốc tế vì không giao hàng hóa đúng thời gian đã ký kết; chuỗi cung ứng bị đứt gãy, công ty, xí nghiệp không hoạt động được…