Hoãn ATIGA là không khả thi
TheĐồngthuậnmốcthựcthicamkếtATIGAngànhmíađườtỷ số wapo cam kết ATIGA, lẽ ra Việt Nam đã phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người nông dân có thêm thời gian để chuẩn bị thích ứng với hội nhập ATIGA, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho lùi thời hạn 2 năm. Ngày 20/2/2019, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 1034/BCT-XNK gửi VSSA đề nghị thông báo tới các doanh nghiệp thành viên về thời điểm chính thức xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường kể từ ngày 1/1/2020. Ngày 24/5/2019, VSSA lại có Văn bản số 68/CV-HHMĐ gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất tiếp tục tạm hoãn thực thi cam kết ATIGA thêm một thời gian nữa.
Liên quan đến đề xuất của VSSA, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, các nước thành viên ASEAN đã đưa ra đề nghị Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kết ATIGA kể từ ngày 1/1/2020. Lý do, một số nước thành viên ASEAN phản ánh, ASEAN đã “dành sự linh hoạt hết mức cho Việt Nam” về thời điểm thực thi cam kết ATIGA, trong khi các nước ASEAN khác đã thực hiện, do vậy thời điểm chính thức xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ 1/1/2020 là rất khó thay đổi.
Nông dân sản xuất mía. Ảnh minh họa |
Mới đây, tại Văn bản số 1405/TTg-KTTH trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình, liên quan đến những khó khăn của ngành mía đường, trong đó có đề xuất tiếp tục tạm hoãn thực thi ATIGA của VSSA, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Các cam kết có tính chất mở cửa trong khu vực ASEAN được xem xét dựa trên lợi ích tổng thể của quốc gia. Đối với ngành mía đường trong nước, ATIGA tạo ra những thách thức, nhưng cũng là động lực để chủ động nâng cao tính cạnh tranh (chủ yếu là cạnh tranh với mía đường Thái Lan), phát triển nội lực. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng trong từng giai đoạn phát triển. Theo đó, năm 2018, Chính phủ đã cho phép trì hoãn thời điểm xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường trong ASEAN đến năm 2020 để ngành mía đường có thêm thời gian để chuẩn bị.
Theo Thủ tướng, tính từ năm 2005 khi ASEAN bắt đầu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến 1/1/2020, ngành mía đường đã có tổng cộng 15 năm để chuẩn bị hội nhập. Nếu tiếp tục trì hoãn thực thi cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường, các nước có thể có các biện pháp trả đũa và yêu cầu đền bù, ảnh hưởng về mặt kinh tế và uy tín của Việt Nam là rất lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Mặt khác, việc mở cửa thị trường trong thương mại quốc tế không có nghĩa là Việt Nam chấp nhận sự cạnh tranh không công bằng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại quốc tế, nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục áp dụng các nguyên tắc và biện pháp phòng vệ thương mại được ATIGA cho phép như: Quyền đánh thuế chống trợ cấp để đảm bảo cạnh tranh công bằng; quyền áp dụng trở lại các rào cản thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu khi cần.
Thủ tướng cho rằng, các Bộ, ngành và VSSA cần theo dõi sát tình hình để kịp thời có các phản ứng phù hợp, cũng như triển khai thực hiện những chính sách hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường.
Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp mía đường
Lãnh đạo VSSA cho biết, đến nay đã nhận thức rõ việc đề xuất tạm hoãn thực thi ATIGA sẽ ảnh hưởng đến chủ trương hội nhập chung của đất nước, dù ngành mía đường đang trong hoàn cảnh khó khăn, với trách nhiệm công dân và đại diện các doanh nghiệp sản xuất mía đường, VSSA nhất trí với chủ trương và thời điểm xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường kể từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, VSSA cũng đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương xem xét thiết lập cơ chế quản lý, giám sát cần thiết nhằm ngăn chặn một cách hợp pháp, kịp thời những tác động tiêu cực của hội nhập đối với ngành mía đường trong nước.
Kinh doanh bán lẻ đường tại TP. Hồ Chí Minh |
VSSA nhận thức rằng, việc các doanh nghiệp, thậm chí là ngành kinh tế kém năng lực bị đào thải dưới tác động của hội nhập là thực tế khách quan. VSSA không chủ trương kiến nghị Nhà Nước phải thực thi các biện pháp bảo hộ trái với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế của ATIGA và WTO. Tuy nhiên, sẽ là bất công cho ngành mía đường và người nông dân trồng mía Việt Nam khi phải cạnh tranh với đường nhập khẩu từ ASEAN, trong khi không nhận được sự đối xử tương đồng và có điều kiện cạnh tranh ngang bằng với ngành đường các nước trong khối ASEAN 6 (các quốc gia đã hội nhập ATIGA).
Dựa trên khảo sát kinh nghiệm về chính sách, quản lý, giám sát việc sản xuất, phân phối và xuất khẩu đường của một số nước ASEAN (Thái Lan, Philippines, Indonesia), VSSA đề xuất Bộ Công Thương một số biện pháp cơ bản mà nhiều nước ASEAN đang áp dụng trong ngành mía đường:
Thứ nhất, thiết lập Ủy ban Giám sát mía đường độc lập có sự tham gia của Bộ hữu quan trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, tài chính, nông nghiệp, các viện nghiên cứu và VSSA có chức năng đưa ra các khuyến nghị chính sách, giám sát cung cầu mía đường, lượng đường nhập khẩu cần thiết, giá mua bán trong nước và giá thành thế giới với mục đích chính là nhằm bảo đảm lợi ích cân đối giữa người trồng mía, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thứ hai, áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ lượng đường nhập khẩu, bảo đảm hoạt động tiêu thụ mía nguyên liệu không bị xáo trộn gây khó khăn cho người trồng mía.
Thứ ba, đàm phán với khối ASEAN nhằm đưa sản phẩm đường vào schedule E (highly sensitive) của biểu thuế để được áp dụng điều khoản số 24 của Hiệp định ATIGA về đối xử đặc biệt đối mặt hàng nhạy cảm là gạo và đường.
Thứ tư, các biện pháp hành chính khác liên quan đến thương quyền phân phối đường trong nước.
Thứ năm, thực hiện việc điều chỉnh giá bán điện đồng phát để hỗ trợ người trồng và doanh nghiệp chế biến mía.
VSSA cho rằng, áp dụng các biện pháp tương tự như trên là hoàn toàn khả thi, phù hợp với quy định của WTO, ATIGA, tương đồng với các quy định và thông lệ mà các nước có sản xuất mía đường trong ASEAN đã và đang áp dụng từ nhiều năm. VSSA kỳ vọng, cơ chế quản lý mới được đề xuất sẽ bảo đảm quyền được cạnh tranh công bằng với các điều kiện tương tự khi ngành đường và người nông dân trồng mía Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết ATIGA.
VSSA mong muốn Bộ Công Thương chủ trì cùng các cơ quan hữu quan (bao gồm VSSA) để xem xét, đánh giá và kiến nghị Chính phủ áp dụng cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và cam kết quốc tế của Việt Nam. Trường hợp xét thấy cần làm rõ một cách khách quan những khuyến nghị nêu trên, VSSA sẵn sàng phối hợp với Bộ Công Thương… tổ chức tọa đàm với sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia, các học giả và đại diện các cơ quan hữu quan để thảo luận.