当前位置:首页 > La liga

【soi kèo real madrid vs man city】Nhiều đột phá hỗ trợ DN chấp hành chính sách, pháp luật tài chính

nhieu dot pha ho tro dn chap hanh chinh sach phap luat tai chinh

Quang cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Ninh Bình, cùng với trên 140 CBCC làm công tác pháp chế tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...

Thách thức

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Bộ Tài chính Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, năm 2013, ngành Tài chính đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2013 với mục tiêu tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả.

Đặc biệt, năm 2013 còn là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây là năm đầu toàn Ngành thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức pháp chế ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quy định mới.

Do đó, toàn Ngành phải tập trung cao độ cho các nhiệm vụ về hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, đồng thời đẩy mạnh việc cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Kho bạc...

Theo kết quả đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và thi hành pháp luật về kinh doanh của các bộ, ngành năm 2012 (MEI 2012), vị trí của Bộ Tài chính đã được cải thiện 3 bậc từ ví trí thứ 8/14 (MEI 2011) lên vị trí thứ 5/14. Kết quả này đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ đặc biệt là các đơn vị ban hành nhiều chính sách có tác động trực tiếp đến các DN như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước...

Nhìn lại năm 2012, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Trọng Nghĩa chia sẻ, ngành Tài chính bước đầu triển khai Đề án “Kiện toàn và tăng cường năng lực các tổ chức pháp chế ngành Tài chính” nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Cụ thể việc thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội 73 đề án, trong đó có 38 đề án đã được ban hành; đã xây dựng trình Quốc hội thông qua 4 dự án Luật và 1 Nghị quyết của Quốc hội như: Luật Giá, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân... Như vậy, tỷ lệ đề án Bộ Tài chính hoàn thành đạt 96%.

Trong phạm vi thẩm quyền, đến hết tháng 12-2012, Bộ Tài chính đã ban hành 230 Thông tư và Thông tư liên tịch và 3.313 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cơ quan pháp chế tài chính cũng đã tổ chức kiểm tra 681/889 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của 12/21 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 42/63 địa phương, qua đó phát hiện 5 văn bản có dấu hiệu chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Hệ thống cơ quan pháp chế ngành Tài chính đã tổ chức kiểm tra đối với 131 Thông tư trên tổng số 230 Thông tư của Bộ Tài chính, đạt tỷ lệ 56,96%, qua đó phát hiện 13 văn bản chưa phù hợp về kỹ thuật soạn thảo; đã tổ chức tự kiểm tra lại đối với 2.438 văn bản của Bộ Tài chính (tăng 1,69% so với năm 2011) phát hiện 49 văn bản có dấu hiệu chưa phù hợp, chủ yếu là chưa phù hợp về kỹ thuật soạn thảo văn bản...

Năm 2012, công tác phổ biến pháp luật của ngành Tài chính cũng có nhiều bước tiến như: lần đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức đào tạo Báo cáo viên pháp luật cho 52 CBCC làm công tác pháp chế; đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động trong ngày Pháp luật tài chính; công khai cơ chế phản ánh của người dân, DN về hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ của CBCC làm công tác pháp chế; tổ chức 7 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN trong lĩnh vực thuế, hải quan tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Qua các hoạt động này, Bộ Tài chính đã cập nhập kiến thức pháp luật mới cho DN, góp phần tạo chuyển biến về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật về thuế, hải quan của DN, đồng thời thêm một kênh thông tin để ghi nhận ý kiến đóng góp của DN để hoàn thiện pháp luật.

Tuy nhiên, công tác pháp chế tài chính vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ, khắc phục như: chất lượng công tác pháp chế ở một số đơn vị còn hạn chế; chất lượng xây dựng các kế hoạch cụ thể trong triển khai công tác pháp chế chưa cao, nhiều nhiệm vụ, kế hoạch hoàn thành và chất lượng chưa cao...

Tiếp tục đổi mới

Năm 2013, bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên, công tác pháp chế ngành Tài chính phải tập trung vào việc hỗ trợ, cung cấp thông tin về những quy định mới của luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành trong năm 2012 và năm 2013, gồm: Luật quản lý thuế, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập DN, Luật thuế GTGT...

Hệ thống cơ quan pháp chế tài chính cũng đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tự kiểm tra 100% văn bản QPPL do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản do Thủ trưởng đơn vị ký ban hành; kiểm tra 78-80% văn bản do bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung quy định về lĩnh vực tài chính.

Một nội dung quan trọng cũng sẽ được các đơn vị pháp chế tài chính triển khai trong năm 2013 là hoàn thiện quy trình, thủ tục tham gia tố tụng tại Toà án để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan nhà nước; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tham gia tố tụng đối với CBCC; tăng cường sự theo dõi, chỉ đạo của các đơn vị có chức năng nhiệm vụ gắn với công tác này như Thuế, Hải quan trong hệ thống dọc để hoạt động tham gia tố tụng tại toà án đi vào nề nếp.

Qua các hoạt động này, hệ thống pháp chế sẽ đưa ra những kiến nghị về biện pháp phòng ngừa, hạn chế sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ của CBCC để giảm thiểu các vụ việc phải đưa ra Toà; biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải theo đúng trình tự và bảo đảm về thời gian theo quy định.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trương Chí Trung đánh giá cao kết quả công tác của cơ quan pháp chế ngành Tài chính, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của tập thể CBCC làm công tác pháp chế.

Năm 2013, nhiệm vụ pháp chế ngành Tài chính đặt ra khá nặng nề và phải quyết liệt hơn bởi không chỉ chống đỡ khó khăn của nền kinh tế mà Việt Nam phải vượt lên mạnh mẽ, tập trung thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu.

Năm 2013, công tác xây dựng văn bản pháp luật sẽ tăng lên khoảng 72 văn bản cấp trên Bộ, chưa kể Thông tư sẽ vượt qua con số 200 Thông tư của năm 2012. Vì vậy, vấn đề đặt ra của công tác pháp chế tài chính là cần phải khắc phục việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn; đẩy mạnh công tác đánh giá, thực thi pháp luật, kết hợp với sửa đổi tránh gây cản trở DN, ảnh hưởng nền kinh tế. Thể chế cần mở đường phục vụ cho công tác tái cấu trúc nền kinh tế- Thứ trưởng khẳng định.

Thứ trưởng Trương Chí Trung cũng nhấn mạnh, hệ thống pháp chế của Ngành cần tăng cường hơn nữa tính khả thi của văn bản pháp luật khi áp dụng vào cuộc sống; cần chủ động thực hiện các kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật tới DN và người dân; cần làm tốt công tác phản ứng chính sách từ cấp Bộ, Tổng cục khi thực thi chính sách mới và đặc biệt là quan tâm cơ cấu lại đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, không chỉ tăng nhân lực mà còn tăng cả hiệu quả công tác.

Thu Hằng

分享到: