Tỷ lệ lao động nữ cao,àtrẻmẫugiáotạikhucôngnghiệpQuáthiếuvìquáínhật vs canada nhu cầu gửi trẻ lớn
Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trong phạm vi cả nước đã mang lại nhiều tác động tích cực trong tạo việc làm, thu hút một lực lượng lao động với quy mô lớn. Tuy nhiên, với tỷ lệ lao động nữ cao, đặc biệt là lao động có con trong độ tuổi nhà trẻ lớn cũng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là vấn đề nhà trẻ mẫu giáo trong các khu công nghiệp hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó chủ tịch TLDLĐVN cho rằng, mặc dù Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh về chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hiện hành chưa có một ưu tiên cụ thể nào hướng đến độ tuổi trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con công nhân, lao động đang làm việc trong các KCN.
Phó chủ tịch TLĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng cho rằng vấn đề nhà trẻ mẫu giáo tại các KCN đang đặt ra rất nhiều bức xúc. Ảnh:MĐ |
Theo Báo cáo của Ban nữ công TLĐLĐVN về thực trạng nhà trẻ mẫu giáo trong các khu công nghệp hiện nay cho thấy, có hơn 10 triệu lượt nhân khẩu đang làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó gần 70% là lao động nữ, đa phần lao động nữ có tuổi đời khá trẻ, từ 18 - 40 tuổi chiếm 97,9%. Do đó, vấn đề nhà trẻ mẫu giáo tại các khu công nghiệp hiện nay đang đặt ra nhiều bức xúc.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây quy mô mạng lưới trường lớp trường mầm non tăng nhanh ở cả loại hình công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, tại các KCN, KCX tập trung nhiều công nhân, đặc biệt là lao động nữ nhu cầu gửi trẻ là rất lớn thì quy mô trường lớp mầm non vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của công nhân.
Công nhân trong các KCN hầu hết phải gửi con ở các nhà trẻ tư nhân, hoặc các nhóm trẻ, cơ sở mầm non tư thục, trong khi điều kiện cơ sở vật chất ở những địa điểm này còn nhỏ lẻ, hạn chế, thường tận dụng nhà dân làm phòng giữ trẻ nên chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu sân chơi, không đảm bảo diện tích sinh hoạt cho trẻ. Tại một số nhóm lớp chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ chưa có trình độ chuyên môn theo quy định, chưa có kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ.
Ngoài ra, nhiều công nhân phải gửi con về quê cho người thân chăm nuôi, làm xa cách tình mẫu tử và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Doanh nghiệp chăm lo nhà trẻ mẫu giáo còn hạn chế
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp quan tâm chăm lo đời sống lao động nữ còn quá ít trong tổng số DN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Theo số liệu khảo sát của Ban nữ công ,TLĐLĐVN đối với 1.000 công nhân ở các KCN, KCX của 7 tỉnh đại diện cho các vùng miền, trong đó số phiếu phỏng vấn lao động nữ là 91,9% cho thấy, tỷ lệ công nhân có con trong độ tuổi mầm non chiếm gần 60%, độ tuổi dưới 3 tuổi chiếm 58,6%.
Công nhân ở các KCN, KCX phần lớn là người nhập cư (47,1%), do các doanh nghiệp không đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nên họ phải ở trọ (>70%) tại các khu dân cư, không có điều kiện chăm sóc trẻ ở gia đình. Ở các KCN, KCX tập trung nhiều công nhân, đặc biệt là nữ công nhân trẻ nên nhu cầu gửi con là rất lớn.
Báo cáo của ban Nữ công TLĐLĐVN cũng chỉ ra ở địa bàn có các khu công nghiệp dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động do công nhân làm việc chủ yếu theo hợp đồng ngắn hạn, làm cho công tác dự báo số trẻ đến lớp, trường mầm non không được chính xác.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư chưa được quan tâm đúng mức, cả nước mới chỉ có 112 trường mầm non ở các KCN, KCX. Ở một số địa phương thiếu quỹ đất sạch xây dựng cơ sở giáo dục mầm non.
Cho đến nay, mới chỉ có một số ít địa phương cùng doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ quan tâm đến vấn đề trên theo mô hình: Địa phương bố trí đầu tư ngân sách hoặc địa phương bố trí đất, công đoàn cơ sở vận động doanh nghiệp xây dựng và quản lý nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân.
Tuy nhiên, nhà trẻ mẫu giáo được xây tại các khu công nghiệp hiện nay chỉ là "đốm sáng nhỏ" trên bức tranh nhà trẻ mẫu giáo trong KCN và so với nhu cầu của công nhân cần gửi con trong độ tuổi mẫu giáo thì chưa thể đáp ứng được./.
Mai Đan