Bác sĩ Đào Thị Dung,ốckémchấtlượngbántrànlantrongbệnhviệkq u19 c1 Phó Giám đốc BV Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) cho biết, so với những quốc gia cung cấp nguồn thuốc có chất lượng cao ở châu Âu hay Mỹ, Nhật… thì trước đây, thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc… vẫn được xem là có chất lượng thấp hơn, thậm chí rất nhiều loại thuốc của họ có chất lượng chỉ tương đương với thuốc trong nước.
Các nhà thuốc bệnh viện bán thuốc kém chất lượng tràn lan. Ảnh minh họa |
Cũng vì thế nên đa số Hội đồng đấu thầu thuốc của các BV ở Hà Nội cũng như ở BV Việt Nam-Cu Ba, khi đấu thầu thuốc vào BV bao giờ cũng áp hình thức nhân hệ số hay tính điểm.
Chẳng hạn, thuốc sản xuất trong nước và thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ các nước phát triển, có chất lượng cao đã được công nhận thì sẽ được ưu tiên lấy giá gốc rồi nhân với hệ số thấp, ngược lại thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ các nước đang phát triển có chất lượng thấp hơn thì sẽ phải nhân với hệ số cao.
Bà Đào Thị Dung cho biết, đây là biện pháp để tạo sự cân bằng hơn trong cạnh tranh giữa thuốc có chất lượng với thuốc chất lượng thấp, giữa thuốc sản xuất trong nước với nước ngoài. Theo nguyên tắc đấu thầu thuốc vào BV, cùng một loại thuốc, cùng hoạt chất, thì thuốc của hãng nào có giá rẻ hơn, dù chỉ là 500 đồng sẽ vẫn trúng thầu, không phân biệt đó là thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ nước nào.
Lý do vì khi đã cấp phép cho thuốc của một quốc gia vào thị trường nước ta thì đơn vị cấp phép (là Cục Quản lý Dược) đã phải thẩm định chất lượng.
Thực tế, thuốc có chất lượng thấp hơn thì giá cả bao giờ cũng rẻ hơn nên khi bị bắt buộc nhân với hệ số cao hơn thì lợi thế về giá sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, bà Đào Thị Dung cũng chia sẻ, do thuốc của Ấn Độ, Trung Quốc… khi vào Việt Nam đều có giá rất rẻ, có khi rẻ hơn cả chục lần so với thuốc nhập từ châu Âu… nên nhiều loại dù đã bị nhân với hệ số cao khi đấu thầu song mức giá cuối cùng vẫn thấp hơn thuốc có nguồn gốc từ các nước phát triển nói trên và đương nhiên trúng thầu vào các BV.
Thống kê của ngành y tế cho thấy, năm 2010, tổng số kinh phí chi cho mua thuốc của các BV công lập là 15.000 tỷ đồng, trong đó số tiền dành mua thuốc nội chiếm chưa đến 40%. Năm 2012, tỷ lệ này được cải thiện hơn chút ít song ở các BV tuyến Trung ương thì vẫn chỉ chiếm 10% - 20%.
PGS - TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai cho biết, Việt Nam đang nhập khẩu quá nhiều thuốc ngoại, kể cả những loại thuốc thông thường mà trong nước cũng sản xuất được. Thực tế, thuốc nội và thuốc ngoại đều là thuốc generic, có hàm lượng tương đương.
Hiện nay, người dân nước ta vẫn có thói quen sính thuốc ngoại, mua thuốc không cần đơn của bác sĩ, không cần hóa đơn chứng từ, dẫn đến thuốc giả, thuốc kém chất lượng có cơ hội tiêu thụ.
Tính bình quân, mỗi năm Cục Quản lý dược - Bộ Y tế ban hành hàng trăm quyết định thu hồi thuốc kém chất lượng. Trong số đó, thuốc nhập ngoại bị thu hồi chiếm tỷ lệ lớn có xuất xứ từ các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Trung Quốc…
Khi mua thuốc, người tiêu dùng cần tư vấn chuyên gia rõ ràng. Ảnh minh họa |
Cụ thể, tháng 1-2013, Cục Quản lý Dược có văn bản gửi các Sở Y tế, nhà sản xuất và đơn vị phân phối thuốc trên toàn quốc về việc đình chỉ lưu hành đối với 3 lô thuốc, trong đó có 1 lô thuốc nhập khẩu là thuốc Cefixime Tablets USP 200mg, số lô: AC 1102; số đăng ký: VN-12142-11, do Công ty ACI Pharma Pvt.Ltd (Ấn Độ) sản xuất. Lô thuốc này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng và độ đồng đều phân liều.
Tháng 2-2013, có ít nhất 5 loại thuốc bị Cục Quản lý Dược ra thông báo yêu cầu thu hồi, đình chỉ lưu hành trên toàn quốc, trong đó ngoài 2 sản phẩm sản xuất trong nước còn có 2 loại thuốc xuất xứ từ Ấn Độ và 1 loại nhập khẩu từ Đức.
Cụ thể, loại thuốc trị các bệnh đường hô hấp bị yêu cầu thu hồi là Miracef 50 OS, thuộc lô số E037, do Công ty Miracle Labs Ltd. (Ấn Độ) sản xuất; thuốc viên nén bao phim Metformin Denk 500 (điều trị đái tháo đường), lô sản xuất: 8GY, do công ty Denk Pharma GmbH & Co. KG. (Đức) sản xuất; thuốc viên nén bao phim Tencefin 200 (Cefpodoxime Tablets), lô sản xuất: VN07-201, do Công ty ATOZ Pharmaceuticals Pvt. Ltd. (Ấn Độ) sản xuất...
Tháng 3-2013, Cục Quản lý Dược có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc viên nén bao phim Tenovir điều trị nhiễm HIV, viêm gan B mạn tính. Thuốc Tenovir bị thu hồi thuộc lô sản xuất 61201 do Công ty Navegal laboratories (Pakistan) sản xuất.
Một loại thuốc nhập khẩu khác bị Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi là viên nang Dolcel 100 (trị viêm khớp), lô số 11027, do Công ty Chethana Drug & Chemicals (P) Ltd. (Ấn Độ) sản xuất. Cũng trong tháng 3, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên địa bàn loại thuốc y học cổ truyền cốm Nhiệt Lâm Thanh, lô 100402, do Công ty Guizhou Warmen Pharmaceutical Co., Ltd của Trung Quốc sản xuất.
Cuối tháng 4-2013, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ra thông báo thu hồi thuốc Ikomel trị viêm khớp do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hoà tan. Đây là loại thuốc dạng viên nén, hộp 10 vỉ, số lô IML 101, số đăng ký VN-10898-10, do Công ty Iko Overseas (Ấn Độ) sản xuất… Trước đó, từ năm 2008 - 2009 có gần 200 lô thuốc bị yêu cầu thu hồi; năm 2010 có hơn 900 loại thuốc bị thu hồi, quá nửa trong số này là thuốc nhập khẩu…
Theo ANTĐ