【kq iceland】Cuộc đua khẩn cấp vì nhân loại
Ngân hàng vào "cuộc đua" bán công ty tài chính cho đối tác ngoại | |
Khẩn trương xuất cấp gạo dự trữ tới tay người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 | |
Hỗ trợ người lao động,ộcđuakhẩncấpvìnhânloạkq iceland doanh nghiệp khó khăn do Covid-19: Khẩn trương “vào cuộc” |
Các hiện tượng thời tiết cực đoan, khắc nghiệt xảy ra với tần suất cao dần, đang trở thành mối đe dọa thường trực với con người. Theo LHQ, từ năm 2000-2019, thế giới ghi nhận hơn 7.000 thảm họa thiên nhiên lớn, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 20 năm trước đó. Số người cần hỗ trợ nhân đạo quốc tế có thể tăng 50% vào năm 2030 so với 108 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo năm 2018.
Biến đổi khí hậu cũng khiến tình trạng mất an ninh lương thực trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), hơn 50 triệu người chịu ảnh hưởng cùng lúc từ đại dịch COVID-19 và các thảm họa liên quan khí hậu. Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc LHQ chỉ ra rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên khoảng 1,1°C kể từ thế kỷ 19 cho đến nay.
Hậu quả là thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất trên Trái Đất trong 125.000 năm. Các dòng sông băng đang tan chảy và suy giảm với tốc độ chưa từng thấy trong 2.000 năm qua. Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đang ở mức cao nhất trong 2 triệu năm.
Mực nước biển tăng trung bình 0,2m trong thế kỷ qua, đặc biệt tốc độ nước biển dâng đã cao gấp đôi kể từ năm 2006. Các đợt sóng nhiệt cũng trở nên nóng hơn rất nhiều kể từ năm 1950, với thời gian kéo dài hơn. Các hình thái thời tiết dễ dẫn đến cháy rừng cũng xuất hiện nhiều hơn, tần suất xảy ra các đợt nóng nghiêm trọng trong lòng đại dương cũng tăng gấp đôi kể từ năm 1980…
Những con số đáng báo động nêu trên như hồi chuông thúc giục con người hành động khẩn cấp ứng phó biến đổi khí hậu. Theo The Lancet Planetary Health, nhiệt độ thay đổi bất thường liên tục là nguyên nhân của hơn 5 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm. Thiên tai mỗi năm cướp đi sinh mạng của hơn 10 triệu người trên thế giới, ảnh hưởng lâu dài đến đến cuộc sống của hàng tỷ người.
Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), các cuộc khủng hoảng liên quan thời tiết đã khiến khoảng 21,5 triệu người phải di cư mỗi năm, gấp hai lần so với số người phải bỏ nhà cửa do xung đột và bạo lực.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng khác, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, mất an ninh lương thực, thiếu nước sạch và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác mà cộng đồng dựa vào để tồn tại.
Do đó, cuộc khủng hoảng khí hậu không đơn thuần là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây tổn thất về tài sản mà đã trở thành “tình trạng khẩn cấp nhân đạo nghiêm trọng”.
Hơn 5 năm kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký, thế giới đã có một số tiến bộ, song vẫn chưa đạt kỳ vọng. Mỹ cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 50-52% so với mức của năm 2005.
Anh cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm 68% mức khí thải so với năm 1990. Liên minh châu Âu (EU) cam kết cắt giảm 55% khí thải so với mức của năm 1990. Trung Quốc cam kết mục tiêu giảm thải CO2 "lên mức cao nhất" trước năm 2030 và sau đó đưa về mức trung hòa vào năm 2060…
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, chừng đó vẫn là chưa đủ để đạt được các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris, theo đó đến cuối thế kỷ này, hầu hết các quốc gia sẽ phải giảm đáng kể lượng khí thải carbon để hạn chế mức nhiệt tăng toàn cầu ở ngưỡng thấp hơn 2 độ C./.