【người chơi câu lạc bộ bóng đá sheffield united】Lắng nghe ý kiến từ nhiều phía
Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh minh họa |
Nhiều ý kiến tại cuộc tọa đàm góp ý xây dựng dự thảo nghị định nêu trên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức ở Hà Nội mới đây cho rằng,ắngngheýkiếntừnhiềuphíngười chơi câu lạc bộ bóng đá sheffield united dự thảo đã có một số điểm phù hợp hơn với xu thế phát triển của ngành giáo dục. Ví dụ, đã cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam có quyền cấp hoặc đề nghị cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống văn bằng chứng chỉ của nước ngoài, tuân thủ quy định của pháp luật nước ngoài; bỏ tỷ lệ học sinh Việt Nam tối đa được tiếp nhận trong các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bỏ quy định cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải có đất để xây dựng cơ sở vật chất...
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định về điều kiện đầu tư, quy trình thành lập, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư… cần nghiên cứu, cân nhắc theo hướng “mềm dẻo” để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Võ Thanh Bình - Trưởng ban tổ chức phát triển Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng Việt Nam - cho rằng, quy định về diện tích tối thiểu 9m2cho một sinh viên đối với cơ sở giáo dục đào tạo đầu tư nước ngoài đã không còn phù hợp. Thực tế một số trường đại học đã sắp xếp 2-3 ca học/ngày để đáp ứng nhu cầu giáo dục và hiệu quả đào tạo; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập từ xa đã cho phép tổ chức các khoá học trực tuyến giúp nhiều học viên có thể tham gia nên quy định trên là không cần thiết…
Bà Đào Thị Hồng - Vụ Pháp luật dân sự kinh tế - Bộ Tư pháp: Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có liên quan mật thiết đến Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…, cần phải lắng nghe ý kiến từ nhiều bên liên quan. |
Bà Nguyễn Kim Dung - thành viên Nhóm Công tác giáo dục Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nêu: Quy định về các môn đào tạo bắt buộc tại các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cứng nhắc. Bà Dung hoan nghênh định hướng của Chính phủ về giáo dục toàn diện cho công dân, bao gồm cả giáo dục về tư tưởng chính trị và quốc phòng.
Tuy nhiên, dự thảo quy định các nội dung đào tạo bắt buộc là không phù hợp với giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình liên kết đào tạo. Bởi lẽ, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đầu tư nước ngoài được thiết kế, phê duyệt, kiểm định chất lượng bởi các cơ quan quản lý giáo dục nước ngoài và được áp dụng chung cho tất cả sinh viên (bao gồm cả sinh viên Việt Nam) học tại trường. Các nội dung đào tạo bắt buộc không phù hợp với đa số sinh viên nước ngoài học tập tại cơ sở giáo dục đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, làm phát sinh thêm một khối lượng lớn công việc về thiết kế và phê duyệt lại các chương trình đào tạo, dẫn đến khả năng một số cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài và chương trình liên kết đào tạo không thể thiết kế lại hay kéo dài chương trình đào tạo của họ và phải rút chương trình khỏi Việt Nam. Cần xem xét lại quy định này, hoặc đề ra các giải pháp phù hợp hơn, chẳng hạn yêu cầu các sinh viên Việt Nam phải học các môn bắt buộc trước khi vào đại học, phải hoàn thành các môn học bắt buộc trước khi đăng ký vào học tại các cơ sở đào tạo đại học có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài...
Theo ông Phan Mạnh Hùng - Giám đốc pháp chế của Tập đoàn Giáo dục KinderWorld tại Việt Nam, dự thảo nghị định đề cập về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, khái niệm về trường học và công ty đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chưa rõ ràng, trong khi trên thực tế, cơ cấu về quản lý của trường học và của các công ty là hoàn toàn khác nhau...