Đa số các địa phương tập trung giải ngân vốn dự án chuyển tiếp đã có khối lượng hoàn thành. Mới tập trung giải ngân các dự án chuyển tiếp
Tính đến hết tháng 7/2019,ốnđầutưcôngởcácbộngànhđịaphươngGiảingânthấpphảitựđềxuấtcắtgiảmvốsoi kèo trận man city tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước ước đạt hơn 35% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 (đạt hơn 38%). Trong đó, có 35 bộ, ngành và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%; trong đó có 18 bộ, ngành và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%. Qua kiểm tra, Bộ Tài chính nhận thấy trong các tháng đầu năm, các bộ, địa phương mới tập trung giải ngân vốn các dự án chuyển tiếp đã có khối lượng hoàn thành, thu hồi vốn ứng trước và thanh toán nợ xây dựng cơ bản. Các dự án khởi công mới chưa thực hiện giải ngân do đang lập, phê duyệt, thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu…
Riêng đối với vốn trái phiếu chính phủ (TPCP), vốn ODA có tỷ lệ giải ngân thấp và chưa giải ngân là do các dự án được bố trí kế hoạch năm 2018, đến cuối năm mới ký được hợp đồng thi công và tạm ứng hợp đồng đối với phần vốn kế hoạch năm 2018. Những tháng đầu năm 2019, đang thực hiện thi công và thu hồi phần vốn tạm ứng hợp đồng; giải ngân tiếp phần kế hoạch vốn năm 2018 kéo dài sang thực hiện trong năm 2019. Nhiều dự án lớn chậm quyết toán Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiều dự án chậm quyết toán dự án hoàn thành, quyết toán hợp đồng nên không giải ngân được kế hoạch vốn được giao.
Một số dự án sử dụng vốn trong nước chậm tiến độ giải ngân do chưa hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán hợp đồng, quyết toán dự án hoàn thành. Ví dụ, dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông, dự án Tín dụng ngành lần 2 phần khối lượng ban đầu, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê… Trên thực tế, một số bộ vẫn còn tồn tại các dự án khởi công mới được phê duyệt đầu tư sau ngày 3/10 trước năm kế hoạch. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện còn xảy ra tình trạng điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, điều chỉnh dự toán. Có những công trình sau khi được giao kế hoạch vốn phải điều chỉnh phê duyệt lại mới triển khai thi công được hoặc phải bổ sung hạng mục dẫn đến chậm triển khai mời thầu, đấu thầu, phải dừng thi công đợi hoàn tất thủ tục… Do đó, việc giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2019 vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra.
Một thực tế “dở khóc dở cười” hiện nay là có một số dự án không có khả năng thực hiện vẫn được đăng ký và giao kế hoạch vốn nên không thể giải ngân được. Ví dụ như đối với vốn ODA, dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1 (Bộ Giao thông vận tải) phải phân kỳ lại đầu tư và điều chỉnh tổng mức đầu tư, hiện chưa hoàn thành các thủ tục trong nước, chưa thể thực hiện nhưng vẫn được giao kế hoạch vốn lớn. Hay như dự án hiện đại hóa tín hiệu thông tin đường sắt các tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên và Khu đầu mối Hà Nội (Bộ Giao thông vận tải) giai đoạn 2, hiệp định vay cho dự án không có hiệu lực, Bộ Tài chính đã nhiều lần đề nghị không đưa vào kế hoạch vốn nhưng vẫn bố trí kế hoạch vốn 2018.
Thu hồi vốn ứng trước ngay khi được giao vốn
Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình giải ngân và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chậm giải ngân. Tại văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương thu hồi vốn ứng trước ngay khi được giao kế hoạch vốn năm. Đối với vốn tạm ứng hợp đồng, những khoản tạm ứng hợp đồng không thực hiện đúng thời gian quy định, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương có biện pháp xử lý số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thu hồi vốn tạm ứng hợp đồng đúng quy định.
Để kịp thời xử lý đối với kế hoạch vốn còn lại các tháng cuối năm, các bộ, ngành, địa phương trước ngày 10/10/2019 phải báo cáo danh mục dự án có tỷ lệ giải ngân đến hết ngày 30/9/2019 đạt dưới 50%; làm rõ nguyên nhân giải ngân thấp, khả năng triển khai đến hết năm 2019 và đề xuất phương án cắt giảm, điều chuyển gửi về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Đối với các dự án đã hoàn thành, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, sớm hoàn thiện thanh quyết toán để giải ngân phần vốn còn lại của các dự án. Khi có khối lượng hoàn thành cần làm ngay thủ tục kiểm soát chi, gửi đơn rút vốn để Bộ Tài chính kịp thời gửi nhà tài trợ; theo dõi sát tiến độ từng dự án kịp thời có đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp.
Theo bà Mai Thị Thùy Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), từ đầu năm Bộ Tài chính đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Bộ Tài chính chủ động nắm bắt kịp thời các tồn tại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính các cấp, cơ quan ban, ngành đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, nhất là các dự án lớn, công trình quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán vốn đối với khối lượng hoàn thành.
Bộ Tài chính cũng chỉ đạo hệ thống kho bạc nhà nước phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện cho chủ đầu tư quyết toán dự án hoàn thành, tránh dồn vào cuối năm gây khó khăn trong công tác kiểm soát chi và giải ngân. Giao kế hoạch vốn gấp 3 lần nhu cầu Cũng theo thống kê từ Bộ Tài chính, một số dự án sử dụng vốn TPCP và vốn ODA được trung ương phân bổ cao hơn số đã được chủ đầu tư đăng ký nhu cầu vốn. Theo ghi nhận từ các ban quản lý dự án, nếu kế hoạch vốn cấp trên (tỉnh và trung ương) giao theo nhu cầu vốn đăng ký của chủ đầu tư, ban quản lý dự án thì tỷ lệ giải ngân vốn kế hoạch năm sẽ đạt cao hơn so với kế hoạch trung ương giao.
Cụ thể, đối với vốn TPCP, dự án Đường kết nối ga Phố Mới (Lào Cai) – ga Bảo Hà, huyện Văn Yên (Yên Bái) và trung tâm huyện Văn Bàn – Văn Yên (Yên Bái), chủ đầu tư đăng ký kế hoạch vốn năm 2018 là 200 tỷ đồng. Kế hoạch trung ương, tỉnh giao là 630 tỷ đồng (gấp 3 lần kế hoạch chủ đầu tư đăng ký).
Dự án Nâng cấp tuyến đường liên tỉnh nối từ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang qua khu vực tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất (Kiên Giang), chủ đầu tư đăng ký kế hoạch vốn năm 2018 là 200 tỷ đồng. Kế hoạch trung ương, tỉnh giao là 610 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần kế hoạch chủ đầu tư đăng ký).
Hay như dự án Giao thông đường vành đai IV (Hà Nội) địa phận tỉnh Bắc Giang, chủ đầu tư đăng ký kế hoạch vốn năm 2018 là 400 tỷ đồng. Kế hoạch trung ương giao là 792,4 tỷ đồng (gấp hơn 1,98 lần kế hoạch chủ đầu tư đăng ký).
(Nguồn: Bộ Tài chính) |
Minh Anh |