【bd ty le ca cuoc】Giải bài toán chuyển đổi số logistics Vùng Thủ đô

[La liga] 时间:2025-01-26 10:44:53 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:111次
Chuyển đổi số xóa điểm yếu ngành logistics Giải pháp chuyển đổi số,ảibàitoánchuyểnđổisốlogisticsVùngThủđôbd ty le ca cuoc phát triển bền vững thị trường bán lẻ Bộ Tài chính: Cải cách thủ tục hành chính toàn diện gắn với phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số "Xanh" hóa để phát triển logistics bền vững Tìm giải pháp gỡ "điểm nghẽn" để phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ
Logistics xanh sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc. 	Ảnh: TL
Những mô hình logistics đô thị thành công đều cần có sự hỗ trợ công nghệ. Ảnh: TL

Ứng dụng logistics tích hợp liên kết phát triển Vùng Thủ đô

Với tổng diện tích khoảng hơn 24.300 km2, kết nối bằng mạng lưới hạ tầng giao thông thuận lợi, Vùng Thủ đô gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên được xác định sẽ trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn của Việt Nam. Năm 2022, tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố Vùng Thủ đô đạt mức cao hơn mức bình quân chung cả nước, trong đó có 2 tỉnh thuộc top 5 tỉnh, thành có mức tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước. Các tỉnh, thành của Vùng Thủ đô đang đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng, phát triển thương mại và thặng dư cán cân thương mại của cả nước. Đây là tiền đề và cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển logistics của Vùng và kết nối trong Vùng, ngoài Vùng.

Phát biểu tại hội thảo "Đẩy mạnh logistics và liên kết phát triển vùng Thủ đô", Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn, Vùng Thủ đô được xác định sẽ trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn của Việt Nam. Đây là tiền đề và cũng là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển logistics của Vùng và kết nối trong Vùng, ngoài Vùng. TP Hà Nội ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao vào các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch, logistics... Đây được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển ngành dịch vụ, thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đánh giá về thực trạng logistics của Hà Nội, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp logistics Hà Nội hiện đã đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước, 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, còn lại do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện. Cụ thể, Hà Nội có khoảng 25.000 doanh nghiệp hoạt động logistics với các quy mô, cấp độ, loại hình, ngành nghề dịch vụ logistics khác nhau; khoảng 400 doanh nghiệp đang sử dụng gần 100ha đất để kinh doanh cho thuê kho, bãi tập kết sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu chờ cung ứng, phân phối, tiêu thụ; với các quy mô từ kho, bãi có diện tích nhỏ nhất là 60m2 đến kho, bãi có diện tích lớn nhất là 63.014m2.

Tuy nhiên, các kho, bãi này còn rất nhỏ lẻ, rời rạc, nằm rải rác trên địa bàn quận, huyện, thị xã thiếu sự gắn kết, hình thành một cách tự phát. Do vậy, quy mô đầu tư các kho, bãi này đơn giản; phần lớn là san nền phẳng và nhà kho sử dụng kết cấu lắp ghép khung thép có lợp mái tôn; một số ít kho, bãi có kho lạnh chuyên dụng để lưu trữ hàng thực phẩm đông lạnh.

“Để thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới và các doanh nghiệp logistics trong nước đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại vùng. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực logistics để sẵn sàng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đề xuất.

Cơ sở hạ tầng logistics là vấn đề lớn nhất

Đứng ở góc độ chuyên gia, TS Trịnh Thị Thanh Thủy, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng, Thực hiện chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực logistics Vùng Thủ đô là điều tất yếu. Trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thực thi các cam kết FTA và cam kết quốc tế liên quan khác, đòi hỏi chuyển đổi số lĩnh vực logistics phải thực hiện ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng đồng thời với chuyển đổi kép trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, nhất là trong thương mại điện tử ở cả các cấp độ của quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Dẫn bài học từ các mô hình thực tế logistics đô thị tại thành phố Regensburg (Đức), Tây Ban Nha hay Bristol (Anh) TS Lê Thu Huyền, Đại học Giao thông vận tải khẳng định, những mô hình logistics đô thị thành công đều cần có sự hỗ trợ công nghệ. Theo đó, cơ sở hạ tầng logistics là vấn đề lớn nhất đối với Vùng Thủ đô, kết nối vận tải đường dài phụ thuộc đường bộ, kết nối đa phương thức còn thấp. Trong bối cảnh nhu cầu vận tải và logistics hàng hóa tăng nhanh, sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, cơ sở hạ tầng thiếu kết nối, thiếu công nghệ, cơ sở vật chất và thể chế pháp lý rời rạc trở thành "điểm nghẽn" cho dịch vụ logistics vùng.

Vì vậy, TS Lê Thu Huyền đề xuất phát triển mô hình trung tâm đầu mối và logistics phục vụ phân phối hàng hóa, trong đó phân tách rõ nhu cầu hàng hóa đường dài và phân vùng. Giải pháp này dựa trên mô hình logistics đô thị tích hợp công nghệ ứng dụng, quản trị thông tin qua cơ sở dữ liệu dùng chung, ví dụ sàn giao dịch vận tải, logistics. "Có thể áp dụng các mô hình tích hợp logistics và logistics đô thị khoa học", bà đề xuất.

Còn theo các chuyên gia kinh tế, để thúc đẩy phát triển logictics, Hà Nội cần đặt ra mục tiêu phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ thống logistics hiện đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của thành phố.

Đồng thời, phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại-dịch vụ văn minh, hiện đại; đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, trung chuyển và nội địa; đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, của cả nước và khu vực. Ngoài ta, cũng cần thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3, mức độ 4, hướng đến mức độ 5, logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接