您现在的位置是:La liga >>正文

【lịch bồ đào nha đá】Thép không hề biết sợ

La liga68438人已围观

简介Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Duy Linh“Tôi muốn nhắc lại, ...

Tổng Bí thư,épkhônghềbiếtsợ<strong>lịch bồ đào nha đá</strong> Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Duy Linh

“Tôi muốn nhắc lại, mô phỏng một câu nổi tiếng rất xúc động, sâu sắc của nhân vật Pavel Korchagin trong truyện “Thép đã tôi thế đấy”, một tác phẩm nổi tiếng, cuốn sách “gối đầu giường” của thanh niên, thiếu niên hồi những năm 60 - 70 của nhà văn Liên Xô (cũ), Nikolai Alekseyevich Ostrovsk: “Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói như vậy tại Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đây là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức và cũng là hội nghị cán bộ toàn quốc lớn nhất kể từ đầu khoá đến nay, khi có quy mô và thành phần hơn 500 đại biểu tham dự là tất cả các ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, thành, các ban, bộ, ngành trung ương, của lực lượng vũ trang. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các đồng chí ngồi đây hầu hết đều đã ít nhiều được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn và được học hành khá cơ bản; có đủ trình độ, bản lĩnh, dũng khí để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nói như Pavel, “không hề biết sợ”.

Vào lúc cuối nhiệm kỳ, trong một hội nghị đặc biệt quan trọng như vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc đến “thép không hề biết sợ”, bởi trong ông luôn đau đáu nỗi niềm phải duy trì dài lâu khí thế chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng cho nhiệm kỳ sau và nhiều nhiệm kỳ sau nữa. Mỗi kỳ đại hội là dịp quan trọng để Đảng chỉnh đốn, nâng cao chất lượng đội ngũ, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.

“Thép không hề biết sợ” để kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ những cán bộ vi phạm, thoái hoá, biến chất. Bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật đều phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin, tình thương yêu, quý trọng của nhân dân. Như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XII (tháng 10/2019): “Dù rất đau xót khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm thì phải kỷ luật một vài người để cứu muôn người. Không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân”, “Thép không hề biết sợ” để kiểm soát quyền lực, “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” quy chế, thể chế. Bởi nếu không chặn đứng sự nguy hiểm khôn lường của việc “thả nổi quyền lực”, không kiểm soát được quyền lực và sự “tha hóa quyền lực” trong công tác cán bộ thì sẽ làm tha hóa, thoái hóa, biến chất cả bộ máy. Đó cũng chính là nguyên nhân lớn nhất khiến đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh.

“Thép không hề biết sợ” để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một cuộc đấu tranh với kẻ thù bên trong, với những căn bệnh nội tại bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân. Cuộc đấu tranh này động chạm tới lợi ích của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người có chức, có quyền ở các cấp. Nhưng, vì sự tồn vong của Đảng và chế độ thì khó khăn, phức tạp đến mấy vẫn phải quyết liệt thực hiện với sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

“Thép không hề biết sợ” để giữ cho được cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì, đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi phải hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, mang tai, mang tiếng, mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể tự hào rằng, ta đã sống có ích, đã mang tất cả đời ta, tất cả sức ta hiến dâng cho sự nghiệp cao quý nhất trên đời: Vì vinh quang của Tổ quốc, của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, của con người; để con cháu chúng ta mai sau mãi mãi biết ơn, kính trọng, học tập và noi theo.

Đoàn Trần

Tags:

相关文章