您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文
【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia hungary】Nhà báo Nguyễn Hiệp và ký ức chiến tranh
Nhận Định Bóng Đá3585人已围观
简介(CMO) Đã 80 tuổi nhưng Hoạ sĩ, Nhà báo, Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hiệp vẫn thường xuyên cộng tác với các ...
(CMO) Đã 80 tuổi nhưng Hoạ sĩ, Nhà báo, Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hiệp vẫn thường xuyên cộng tác với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Cuộc đời ông là những trang sử hào hùng, thi vị, đậm màu chiến tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Những bức tranh, bức ảnh, bài báo của ông, cũng đồng thời là toàn cảnh cuộc đời ông, cuộc đời một con người đa tài và nhân ái.
Thuở ấu thơ cha mất sớm, mẹ đi làm ăn xa, Nguyễn Hiệp sống cùng bà ngoại tại rạch Bà Đặng, huyện Thới Bình. 12 tuổi, Hiệp theo cậu ruột vào Tiểu đoàn 410, đơn vị bảo vệ Trung ương Cục miền Nam. Sau 1 năm vào bộ đội, lãnh đạo đơn vị đồng ý cho Hiệp tăng thêm tuổi để đủ tuổi quân, làm nhiệm vụ giao liên và trinh sát phục vụ chiến đấu. Hiệp tham gia nhiều trận tiêu diệt quân Pháp ở Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Châu Hà, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tuổi 80, tay bị tai biến, Hoạ sĩ - Nhà báo Nguyễn Hiệp vẫn đam mê với nghề. Ảnh: HOÀNG VŨ |
Sau Hiệp định Geneva 1954, đơn vị 410 tập kết ra Bắc, riêng Nguyễn Hiệp do còn nhỏ tuổi, địch ít chú ý nên tổ chức phân công ở lại miền Nam, trực tiếp liên hệ với đồng chí Lê Tòng Bá (Út Điệp), tạo thế hợp pháp với địch. Hiệu ảnh Đông Quang là nơi Nguyễn Hiệp được đồng chí Út Điệp gởi học chụp ảnh để có thể tiếp xúc công khai với làng lính tại huyện Thới Bình. Tranh thủ giờ đêm, Hiệp luyện thi tiểu học, học đánh máy chữ, học Pháp văn, tự tạo cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích chuẩn bị cho hoạt động sắp tới.
Năm 1958, Nguyễn Hiệp được điều động về công tác Đoàn Thanh niên Lao động tại Rau Dừa, huyện Cái Nước. Năm 1959, ông tham gia lực lượng vũ trang, làm thư ký đánh máy và chụp ảnh tại Ban Chỉ huy Tỉnh đội Cà Mau, cơ quan đóng tại đầm Bà Tường, thuộc huyện Cái Nước.
Năm 1961, ông làm biên tập tờ Thông tin của Tỉnh đội Cà Mau, sau đó được đưa đi đào tạo tại Trường Mỹ thuật hội hoạ và Trường Nhiếp ảnh miền Nam. Cuối năm 1964, trường bế giảng, ông về Cà Mau được phân công làm Báo U Minh Anh Dũng. Khi địch oanh kích, cơ quan báo bị trúng bom, đồng chí Nguyễn Bá Thời, Tổng Biên tập hy sinh, Nguyễn Hiệp đảm trách nhiệm vụ Tổng Biên tập để tờ báo tiếp tục phục vụ công chúng. Thời gian này, ông còn thành lập đội văn nghệ nghiệp dư của cơ quan và vẽ hàng trăm tranh cổ động, đưa đi triển lãm nhiều nơi trong tỉnh. Kể từ đó đồng bào và cán bộ gọi ông với cái tên thân thương “Nhà báo Nguyễn Hiệp”.
Nhờ vốn sống trong quân đội và trải qua 2 thời kỳ kháng chiến, ông luôn luôn bình tĩnh trước quân thù. Vừa cầm súng, cầm viết, cầm máy, ông vừa tìm mọi cách cứu đồng bào bị địch sát hại trong những trường hợp không kém phần nguy hiểm.
Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, Nguyễn Hiệp chụp nhiều ảnh thời sự lịch sử: Cờ Mặt trận trên vùng giặc chiếm đóng; Nhân dân phá ấp chiến lược Rạch Rập; Về với ruộng vườn; ghi ảnh Nguyễn Thị Hoa (Mười Hoa), Đội trưởng Đội Tuyên truyền xung phong, Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau ngã xuống trên vũng máu của mình; ghi dáng đứng Nhà báo Nguyễn Hải Tùng (Út Nghệ), mặt và lưng nhiều vết thương nhưng vẫn bình tĩnh thu xếp các chiến sĩ giữ vị trí chiến đấu...
Sau Mậu Thân 1968, lực lượng làm báo được sắp xếp lại, Nguyễn Hiệp được biệt phái sang cơ quan Tuyên huấn tỉnh Cà Mau, mở lớp dạy vẽ và đi các huyện mở lớp đào tạo cán bộ thông tin cơ sở.
Trong cuộc chiến đấu oanh liệt mùa xuân 1968, nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta anh dũng hy sinh. Nhờ bình tĩnh, gan dạ, linh hoạt, Nguyễn Hiệp đã thoát chết nhiều lần dù chỉ trong gang tấc. Ông kể lại: "Tôi nhớ lúc cùng anh Bảy Minh đi theo đơn vị pháo binh đánh vào chi khu Thới Bình, lúc tôi ngồi ký hoạ trận đánh đang diễn ra, địch đến ném bom, một miểng bom của địch phạt trúng vai khi tôi đang cầm bút vẽ, máu chảy thấm ướt hết bức vẽ. Lần khác, khi địch đổ quân càn vào vùng ven thị xã Cà Mau, chúng lội ngay chỗ tôi “chém vè”. Không hiểu vì sao có một sĩ quan nguỵ nhìn thấy tôi liền khựng lại và khoát tay để số lính đi sau lội tránh sang chỗ khác, 2 lần như vậy. Khi các tốp lính đi qua hết, người sĩ quan ấy mới lội đi. Sau giải phóng tôi có viết mấy bài báo kể lại sự kiện trên, hy vọng tìm gặp anh sĩ quan đã cứu mình nhưng không biết anh còn sống hay đã chết mà cho đến nay vẫn không gặp được".
Giáo dục tù binh, thả tại mặt trận 1972. |
Từ năm 1970-1973, Nguyễn Hiệp vừa tham gia cùng các đội săn tàu địch trên sông Cửa Lớn để ký hoạ, chụp ảnh, viết báo; vừa mở nhiều lớp đào tạo hội họa, vẽ tranh cổ động, để đưa đi triển lãm nhiều nơi. Ông đã 3 lần chụp ảnh tiểu pháo hạm số 131; 234; 402 và chụp nhiều tàu chiến khác của Mỹ bị quân dân ta bắn chìm trên sông Cửa Lớn. Có lần theo các đội săn tàu, ông bị đạp chông, thương tích nặng, nhưng cố gắng vượt qua.
Theo số liệu báo cáo của huyện Ngọc Hiển, hơn 600 ngày đêm chiến đấu, có đến 258 tàu địch bị bắn chìm và cháy trên vùng sông nước nơi cuối trời Tổ quốc. Nguyễn Hiệp thực hiện nhiều ký hoạ như: Các mẹ ban đêm bơi xuồng đi góp gạo săn tàu; Nhân dân và hậu cần giết giặc; Phụ nữ, trẻ em lội rừng mang cơm nước ra mặt trận cho bộ đội săn tàu nằm chờ giặc... Sau đó theo Đoàn Sông Hương (D10) trong chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh” của Mỹ - nguỵ, Nguyễn Hiệp ghi chép sinh hoạt và chiến đấu của đơn vị bộ đội chủ lực này.
Nhân dân phá đồn giặc ở Vịnh Bà Hui (Bình Hưng, Cái Đôi). |
Những hình ảnh nêu trên được ông chuyển thành hàng trăm tranh khắc gỗ để nhân rộng, phát huy chiến công to lớn của quân dân Cà Mau và phóng to hàng trăm ảnh triển lãm cho Đội Tuyên truyền của Báo U Minh Anh Dũng phục vụ các lực lượng vũ trang, đơn vị và Nhân dân vùng giải phóng. Ký hoạ của Nguyễn Hiệp được trưng bày rất sinh động khi chiến trường vừa im tiếng súng.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Nhà báo Nguyễn Hiệp ghi chép trên 500 ký hoạ về chiến đấu, sinh hoạt của chiến sĩ, cán bộ và Nhân dân nơi chiến trường đầy khói lửa. Sau giải phóng, ông đã gởi 200 bức ký hoạ từ chiến trường về Hà Nội để lưu giữ nhưng không hiểu vì sao bị thất lạc. Đối với ông, những đứa con tinh thần vô giá này được đúc kết bằng máu xương của biết bao đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và ngay cả bản thân mình. Làm sao quên được từng trận chiến đấu quả cảm của những con người không biết tiếc cuộc đời tuổi trẻ, sẵn sàng lao vào cái chết để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc? Làm sao quên được biết bao xóm làng bị bom cày, đạn xới, tiêu điều, xơ xác vì chất độc hoá học? Làm sao quên được những người mẹ, người chị đưa tiễn đến đứa con cuối cùng của mình cho cách mạng và đêm ngày tần tảo lo việc hậu phương cho đến khi bóng xế, chiều tàn? Làm sao quên được từng viên thuốc, muỗng đường, lon gạo, con cá, cọng rau được đưa đến nơi xa xôi, hẻo lánh của vùng căn cứ còn khét mùi thuốc đạn?
Trong số ký hoạ của Nguyễn Hiệp có bức ký hoạ cháu Mỹ Anh mới 5 tuổi, xã Tân Hưng Tây, nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Bọn Bình Hưng gian ác nắm 2 chân em ruột của cháu mới 4 tháng tuổi đập đầu vào gốc dừa, mẹ cháu ôm con kêu khóc, chúng bắn chết luôn tại chỗ. Hơn 50 năm trôi qua nhưng vết thương của chiến tranh biết lấy gì hàn gắn nổi?!
Đón mừng ngày miền Nam giải phóng, niềm vui lớn nhất đối với Hoạ sĩ Nguyễn Hiệp là được vẽ chân dung Bác Hồ để treo tại trung tâm chợ Cà Mau. Trong chiến tranh ông đã vẽ rất nhiều ảnh Bác, nhưng đây là lần vẽ lớn nhất và phải trải qua đến lần thứ 4: từ Vịnh Dừa (đầm Bà Tường), đến Rau Dừa, Cái Rắn, rồi Công trường Bạch Đằng, thị xã Cà Mau. “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” không những là một ca khúc, niềm hân hoan, vui sướng, mà còn là tình cảm, là ước vọng thiết tha của hàng triệu trái tim người Việt Nam trong ngày chào đón Bắc - Nam sum họp một nhà.
Trong cuộc đời hoạ sĩ của mình, được thực hiện một nhiệm vụ thiêng liêng, lòng ông vừa tràn ngập niềm vui của ngày chiến thắng, vừa tự hào khi được mang đến cho Đảng bộ và Nhân dân Cà Mau hình ảnh vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Niềm vui và nước mắt làm oà vỡ biết bao khát vọng, chờ đón một ngày chấm dứt chiến tranh. Rừng cờ, rừng hoa, lời ca, tiếng nhạc, tất cả như náo nức, như vang vọng mãi mãi trong ký ức của ông.
Đất nước thanh bình, yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, Nhà báo Nguyễn Hiệp sẵn sàng đem hiểu biết của mình phục vụ cho sự phát triển nơi vùng đất cuối trời Tổ quốc. Liên doanh Thuỷ sản Năm Căn, một mô hình kinh tế độc đáo xuất hiện trước ngưỡng cửa đổi mới của cả nước đã làm thức dậy nguồn tài nguyên của vùng đất mũi Cà Mau. Năm 1985, “Con tôm ôm cây đước” được khẳng định từ thực tiễn cuộc sống và được Liên doanh Thuỷ sản Năm Căn khái quát thành chủ trương lâu dài, tạo hiệu quả to lớn đối với quê hương Ngọc Hiển. Nghề xây nò khai thác cá đường được Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hiệp ghi lại, đến nay trở thành quý hiếm, vì loài cá này dường như tuyệt chủng từ lâu. Ai cũng biết mỗi ký bong bóng cá đường là mỗi chỉ vàng!
Sau 5 năm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, rồi do yêu cầu hoạt động báo chí của tỉnh, Nhà báo Nguyễn Hiệp được điều động trở lại Báo Minh Hải (nay là Báo Cà Mau). Nghề báo, nhiếp ảnh và hội hoạ của ông tiếp tục được phát huy ở đỉnh cao. Những hạt vàng vô giá tích luỹ suốt 40 năm chiến tranh là “bà đỡ” cho nhiều tác phẩm báo chí đầy sức sống trong thời bình. Từ năm 1999 đến nay, dù đã nghỉ hưu nhưng Nhà báo Nguyễn Hiệp vẫn luôn luôn mài giũa và rèn luyện thêm nghề nghiệp của mình. Bằng lòng với quá khứ, đồng nghĩa với đứng im một chỗ. Nguyễn Hiệp mãi mãi bước tới. Nhiều đồng nghiệp cùng có chung nhận xét: Về mặt lịch sử, những tác phẩm của Nguyễn Hiệp đã trở nên vô giá.
Từ năm 2006 đến nay, hằng năm, cứ đến 1/10, ngày Quốc tế Người cao tuổi, câu lạc bộ xe đạp dưỡng sinh do ông Nguyễn Hiệp làm chủ nhiệm đều tổ chức thắp hương kính viếng đồng đội, những người đã ngã xuống cho đất nước trọn niềm vui. Tháng 12/2004, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Cà Mau, ông cùng đoàn xe đạp gồm 80 người cao tuổi TP Cà Mau cả nam lẫn nữ, vượt đường Trường Sơn bằng xe đạp về thăm Hà Nội, thăm Lăng Bác Hồ, thăm Đền Hùng. Trên tuyến đường dài hơn 2.000 km, vượt qua 24 tỉnh, thành, đoàn đã để dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhiều thế hệ. Đến nay, Câu lạc bộ xe đạp dưỡng sinh TP Cà Mau có trên 300 người, hoạt động thường xuyên, vui vẻ, yêu đời.
Hằng chục huân, huy chương được Nhà nước tặng thưởng trong 2 thời kỳ kháng chiến là điều đáng trân trọng. Nhưng trên tất cả niềm vinh dự, tự hào là sự ngưỡng mộ của nhiều người đối với lẽ sống, phong cách và đức độ của một con người có nhiều biệt tài nhưng không hề phô trương, thổ lộ. Sự âm thầm lặng lẽ trong công việc qua biết bao năm tháng là tấm gương “làm người” rất đáng quý đối với nhiều bạn trẻ hôm nay và ngày mai./.
Bút ký của Trường Sơn Đông
Tags:
相关文章
Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Nhận Định Bóng ĐáTổng Bí thư Tô Lâm phát biểu.Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính ...
阅读更多Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô khuyến khích sản xuất trong nước
Nhận Định Bóng ĐáẢnh: Đức MinhDanh mục mới có thêm 1.255 mã hàngThông tin với các cơ quan báo chí, Phó cục trưởng Cục ...
阅读更多Quy hoạch chắp vá, thiếu công khai dẫn đến nhiều hệ lụy
Nhận Định Bóng ĐáTắc đường, kẹt xe là một trong những hệ lụy từ việc quy hoạch đô thị chưa phù hợp thực tiễnCó hay kh ...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- Tin mới nhất: Bí thư HN: Không thấy xấu hổ thì khó khắc phục
- Đà Nẵng: Nâng cao khả năng ứng dụng AI, vi mạch bán dẫn trong giáo dục
- Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 103 phát hành ngày 27/8/2020
- HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- Rối ren trước thềm bầu cử Quốc hội Afghanistan
最新文章
-
Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
-
Một số bác sĩ vi phạm Điều 5.3 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá mà không biết
-
Lập quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Khánh Hòa
-
Phòng Giáo dục khẳng định không bao che
-
TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
-
Thừa Thiên Huế vinh danh 10 công dân tiêu biểu
友情链接
- Cung cấp điện an toàn, ổn định với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn
- Thủ tướng: EVN phải cân bằng tài chính, đảm bảo đủ điện
- Khẳng định vai trò hợp tác xã nông nghiệp
- Trao giấy chứng nhận cho 31 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi
- Đảm bảo đủ phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ 30
- Đẩy mạnh thực hiện tốt các mục tiêu phát triển
- Gắn QR Code cho... cua
- Giá heo hơi tăng cao, người nuôi chưa dám tăng đàn
- Thủ tướng: Phát triển kinh tế thì không thể thiếu thị trường chứng khoán