【portimonense đấu với sporting】Cần nghiên cứu kỹ chất lượng, tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách
Đại biểu Quốc hội: Nhiều thạc sỹ đang phải chạy grab, xe ôm | |
Họp Quốc hội có đoàn vắng tới 13 đại biểu là không nghiêm túc |
Toàn cảnh phiên họp tại hội trường sáng nay 29/10 |
Tỷ lệ đại biểu chuyên trách 40% là khả thi
Trong phiên họp sáng nay 29/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ: Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Quốc hội như thể hiện trong dự thảo Luật.
Cụ thể, về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (Điều 23), đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành việc giữ nguyên quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội tại khoản 2 Điều 23 của Luật Tổ chức Quốc hội với những lý giải nêu trong Tờ trình.
Nhưng cũng có ý kiến đề nghị sửa khoản 2 Điều 23 của Luật hiện hành theo hướng quy định tỷ lệ tối thiểu đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách với con số cụ thể ở mức cao hơn 35% để có cơ sở phấn đấu, quy hoạch, bố trí cán bộ.
Tại phiên thảo luận ở tổ về nội dung dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, khá nhiều đại biểu cùng bày tỏ quan điểm cần nâng cao tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) cho rằng: Cần nghiên cứu đại biểu Quốc hội cho chặt chẽ, có chất lượng. Quốc hội là cơ quan tối cao lập hiến, lập pháp, nên tăng đại biểu chuyên trách lên, bởi làm luật mà không có đại biểu chuyên trách, không có cán bộ chuyên môn có trình độ thì không thể làm ra luật được.
“Tôi đồng ý nên tăng đại biểu chuyên trách từ 35% lên 40% hoặc hơn nữa để có trách nhiệm nghiên cứu sâu hơn. Số lượng đại biểu kiêm nhiệm vừa phải thôi” - đại biểu Nguyễn Văn Được nói.
Đồng quan điểm với đại biểu Nguyễn Văn Được, đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) phân tích: Quốc hội vẫn đặt ra tỷ lệ 35% đại biểu chuyên trách, song thực tế hiện nay chưa đạt được. Số đại biểu chuyên trách chỉ có 167/484 đại biểu.
“Nhu cầu đặt ra thấy rằng số đại biểu chuyên trách thực hiện công việc đang thiếu nên cần sửa đổi. Quan điểm của tôi, đặt ra tỷ lệ 40% để thực hiện là khả thi, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”, đại biểu Nguyễn Chiến nhấn mạnh.
Một số đại biểu Quốc hội bày tỏ: Cần ghi rõ con số tỷ lệ 40% vào Luật. Thực tế cho thấy, hầu hết các phiên họp của Quốc hội chỉ có lực lượng đại biểu chuyên trách, đặc biệt là chuyên trách ở Trung ương mới mạnh dạn hơn, phát biểu nhiều góc cạnh…
Làm rõ tư cách pháp nhân của đoàn đại biểu
Bên cạnh vấn đề đại biểu chuyên trách, kinh phí hoạt động cũng như địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của đoàn đại biểu Quốc hội cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết: Một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị cần làm rõ địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Đoàn đại biểu Quốc hội và vai trò của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương trong Luật Tổ chức Quốc hội; đồng thời, cần quan tâm, động viên và có chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ công chức làm việc tại các Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội để sớm ổn định tư tưởng, yên tâm công tác khi tiến hành hợp nhất Văn phòng Đoàn với các Văn phòng khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định Báo cáo thẩm tra |
Về kinh phí và điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, có ý kiến đề nghị quy định theo hướng ngân sách Trung ương có trách nhiệm bảo đảm lương, chế độ, chính sách đối với các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội, còn địa phương sẽ bảo đảm kinh phí cho hoạt động và trả lương cho đội ngũ công chức của bộ phận tham mưu giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị quy định địa phương bảo đảm kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội, trả lương và quản lý đại biểu hoạt động chuyên trách tại địa phương; còn ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và các chế độ đặc thù khác của đại biểu.
Liên quan tới vấn đề này, theo đại biểu Quốc hội Đào Tú Hoa (Hà Nội), kinh phí đảm bảo hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội theo quy định hiện hành là do ngân sách Trung ương đảm bảo.
“Theo Dự thảo Luật thì kinh phí này là do cả Trung ương và địa phương bảo đảm. Tôi tán thành dự thảo bởi cách bố trí như vậy sẽ khắc phục được hạn chế khó khăn trong chủ động nguồn kinh phí”, đại biểu Đào Tú Hoa nói.
Về vấn đề tính pháp lý của đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Đào Tú Hoa mong muốn Quốc hội cân nhắc thêm. Luật hiện hành quy định không rõ nội dung này, còn khá lỏng lẻo, nói Trung ương quản lý cũng đúng mà địa phương quản lý cũng không sai nên cần quy định rõ ràng.
Về thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật, Ủy ban Pháp luật tán thành ngày 1/6/2021 để bắt đầu triển khai thực hiện từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nhằm thuận tiện cho công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy và thực hiện ngân sách.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/041d299230.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。