Empire777Empire777

【kq cup uc】Phó Thủ tướng: “TP.HCM cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyến đầu”

Doanh nghiệpkiến nghị dừng phương án “3 tại chỗ”

Ngày 6/8,óThủtướngTPHCMcầntạođiềukiệnthuậnlợichocácdoanhnghiệptuyếnđầkq cup uc Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ tại TP.HCM như: Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan, quận Bình Thạnh), Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon) và Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics.

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ với đoàn công tác một số khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, việc duy trì nguồn cung ứng nguyên liệu đang “bị đứt gãy” do tác động của dịch Covid-19.

Cụ thể, ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty Vissan cho rằng, đơn vị dự kiến ngày 15/8 sẽ bắt đầu sản xuất lại. Tuy nhiên, để đảm bảo lao động, đơn vị kiến nghị được hoạt động như bình thường, xét nghiệm 1 lần/tuần và nhờ đơn vị y tế hỗ trợ.

Còn tại Công ty Vifon, bà Bùi Mai Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, để bố trí đúng theo phương án sản xuất "3 tại chỗ", số lượng công nhân làm việc hiện giảm từ 1.300 xuống còn khoảng 500, kéo theo sản lượng sụt giảm rất nhiều.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) (Ảnh: TTBC)


Theo bà Phương, ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, Vifon cũng xuất khẩu rất nhiều, nếu không đáp ứng được các đơn hàng theo hợp đồng đã ký sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí mất thị trường.

"Nếu cứ kéo dài 3 tại chỗ như thế này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Chúng tôi mong muốn các cấp xem xét lại có cần thực hiện tiếp phương án này nữa không, hoặc tìm một phương án khác để giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất 100%, đáp ứng nhu cầu khan hiếm hàng hóa của Thành phố cũng như của các tỉnh lân cận", bà Phương trình bày.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cũng cho biết, về mặt hàng mì ăn liền, Thành phố có 2 đơn vị lớn là Acecook và Vifon với sản lượng tổng cộng trên 4 tỷ gói/năm. Do đó nếu 2 nhà máy này có vấn đề thì sản lượng mì ăn liền của cả nước sẽ bị "đứt gãy" theo.

Bà Chi cho biết thêm, lúc trước các doanh nghiệp chỉ nghĩ rằng sẽ sản xuất "3 tại chỗ" trong điều kiện khoảng 1 tháng. Nếu kéo dài phương án này, các doanh nghiệp sẽ không làm nổi. Người lao động sẽ bức bách, sinh hoạt khó khăn… cho nên bà kiến nghị nghiên cứu không nên tiếp tục phương án này  mà để cho các nhà máy tự chủ, quản lý theo bộ quy tắc với các tiêu chí an toàn để không để xảy ra dịch bệnh.

"Có đơn vị đề nghị sản xuất 2/3 công nhân. Tuyên truyền cho công nhân khi về thì ở yên trong nhà, nhà máy sẽ đi chợ cho công nhân của mình. Thứ 2, toàn bộ công nhân phải được phủ vắc xin để đảm bảo an toàn. Thứ 3, nhiều doanh nghiệp tính phương án sản xuất 50%, ví dụ công nhân đi ca 15 ngày thì sẽ cho nghỉ 1 tuần, sau đó sẽ xét nghiệm trước khi vào làm việc", bà Chi kiến nghị.

Tại buổi kiểm tra, các doanh nghiệp cũng đề nghị TP.HCM ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động tham gia chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm; người lao động sau khi hoàn thành cách ly tập trung được quay trở lại làm việc dưới sự giám sát của doanh nghiệp và cơ quan y tế.

Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vận chuyển hàng hóa lương thực, thực phẩm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Ưu tiên tiêm vắc-xin cho lao động các doanh nghiệp quan trọng

Trao đổi với lãnh đạo các cơ sở sản xuất thực phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP.HCM phải phòng chống dịch trong thời gian dài. Do vậy, một số giải pháp chỉ phù hợp trong thời gian ngắn, còn về lâu dài, không thể áp dụng các giải pháp giống nhau cho cả Thành phố.

“Điều quan trọng nhất là phải duy trì được sản xuất và phân phối những gì cần thiết nhất trong thời gian chống dịch như trang thiết bị, vật tư y tế, lương thực, thực phẩm…”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan). (Ảnh: TTBC)


Đối với các kiến nghị của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo TP.HCM, cùng các sở ban ngành của Thành phố cần theo sát, tháo gỡ cụ thể những vướng mắc cho doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất.

Để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất liên tục và an toàn, Phó Thủ tướng đề nghị TP.HCM khẩn trương tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người lao động tại những doanh nghiệp sản xuất quan trọng. Các doanh nghiệp cần chủ động ký hợp đồng với cơ sở y tế để thực hiện theo dõi, giám sát y tế hằng ngày đối với người lao động, phát hiện, hỗ trợ kịp thời trong trường hợp cần thiết tại nhà máy cũng như nơi ở.

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động khi phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” trong một thời gian dài, Phó Thủ tướng gợi ý việc phân chia ca, kíp, nhóm sản xuất theo khu vực cư trú của người lao động, đặc biệt phải nắm sát công nhân ở “vùng xanh”, “vùng đỏ”. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tìm kiếm những khu nhà trọ để làm ký túc xá doanh nghiệp, tổ chức đưa đón an toàn cho người lao động từ nơi ở đến nơi sản xuất...

“Việc đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân là một trong những vấn đề cần được ưu tiên. Do đó, lực lượng lao động trong ngành thực phẩm tươi sống cần được xem như lực lượng tuyến đầu. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng thịt tươi không kịp đến các nhà phân phối, lực lượng chức năng cần xây dựng phương án ưu tiên một số lao động trong ngành thực phẩm được phép ra ngoài vận chuyển hàng hóa sau 18 giờ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.

赞(7)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kq cup uc】Phó Thủ tướng: “TP.HCM cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyến đầu”