Tạo lập “cơ sở hạ tầng” cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
Trong những năm qua,ệthốngTCVNQCVNgiúpdoanhnghiệpnângcaovịthếkhảnăngcạtài xỉu 1.5 là gì Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng hàng nghìn TCVN, QCVN, qua đó tạo dựng, củng cố thêm cho hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia, tạo nền tảng giúp cộng đồng DN từng bước tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu, khẳng định vị thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2006, với việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật nhằm cam kết thực thi Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (hiệp định WTO/TBT) và trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, việc xây dựng TCVN trên cơ sở chấp nhận và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đã trở thành chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong kế hoạch xây dựng TCVN hằng năm (chiếm trên 90%). Kết quả của các nỗ lực này đã đưa tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam lên mức tương đối cao (năm 2019 đạt 54% và đến năm 2020 đạt 60%), trong đó lĩnh vực có tỷ lệ hài hòa với quốc tế cao nhất là Điện-Điện tử và Thực phẩm (>80%).
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ KH&CN và các Bộ, ngành đã tổ chức xây dựng, công bố 4.485 TCVN, trong đó, Bộ KH&CN xây dựng 2.632 TCVN, các Bộ, ngành khác xây dựng 1.853 TCVN. Có khoảng 2.905 TCVN (65%) hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng số TCVN trong hệ thống TCVN hài hòa với TCQT/TCKV đạt trên 45%.
Sang giai đoạn 2016-2020, Bộ KH&CN và các Bộ, ngành xây dựng, công bố 3.859 TCVN, trong đó, Bộ KH&CN xây dựng 2.360 TCVN; các Bộ ngành khác xây dựng 1.499 TCVN. Tính đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam có gần 13.000 TCVN, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực khoảng 60%, góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến một số kết quả tiêu biểu như: Bộ TCVN 11041 về nông nghiệp hữu cơ; TCVN về sản phẩm dầu mỏ phục vụ lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định 49/2011/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ; QCVN 1:2015 về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học; các TCVN về hiệu suất năng lượng điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, bóng đèn, động cơ điện, ô tô con dán nhãn năng lượng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và lựa chọn sản phẩm thân thiện môi trường; các TCVN về đô thị thông minh, lưới điện thông minh, sản xuất thông minh phục vụ Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; các TCVN về quản lý môi trường; các TCVN về an toàn điện phục vụ hài hòa tiêu chuẩn trong ASEAN...
Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng phối hợp với các Bộ, ngành trong việc đẩy mạnh xây dựng các QCKT. Thống kê cho thấy đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức xây dựng các QCVN phục vụ yêu cầu quản lý sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Hiện đã có 780 QCVN được 14 Bộ ban hành, 58 QCĐP đã được UBND cấp tỉnh ban hành. Hệ thống QCVN đã trở thành công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, hỗ trợ quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường...
Có thể nói đây là tiền đề rất quan trọng giúp các DN Việt Nam nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại để hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn với quốc tế và khu vực trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương.
“Bệ đỡ” giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh
Thực tế cho thấy, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, bảo đảm an toàn cho con người và môi trường, góp phần tăng cường xuất khẩu và thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu, việc đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đã giúp các DN của Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính một cách thuận lợi, không bị cản trở bởi các rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu đồng thời khẳng định được trình độ chất lượng để cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.