【đội hình southampton gặp liverpool】AFMIS 8: Cơ hội của các nhà đầu tư vào ASEAN

 人参与 | 时间:2025-01-25 19:52:56

afmis ơhộicủacácnhàđầutưvà<strong>đội hình southampton gặp liverpool</strong>8 co hoi cua cac nha dau tu vao asean

Bộ trưởng Tài chính các nước ASEAN có mặt tại AFMIS 8.

Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh, sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nhận thức, tăng cường nền tảng kinh tế của ASEAN trên tinh thần hợp tác cởi mở.

Thay mặt nước chủ nhà, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Agus Martowardojo cho biết, chủ đề của Hội nghị năm nay là: “Tăng trưởng và Đứng vững - Câu chuyện ASEAN”tập trung vào những vấn đề tài chính và ổn định tài chính của các nước ASEAN, cũng như là sự kiên cường của các nước trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Trong bối cảnh cơn bão kinh tế toàn cầu hiện nay, Hội nghị lần này là một cơ hội lý tưởng cho các nhà đầu tư toàn cầu và khu vực (nhà đầu tư gián tiếp và trực tiếp) bày tỏ mối quan tâm và đưa ra những câu hỏi trực tiếp cho các nhà hoạch định chính sách của các nước thành viên ASEAN như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philíppine, Singapo, Thái Lan và Việt Nam.

Hội nghị bắt đầu bằng phiên thảo luận chung của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN nhằm cùng nhau công khai những cơ hội và vấn đề ảnh hưởng của mỗi nền kinh tế trong khu vực như lạm phát, luồng vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các sáng kiến khác của mỗi quốc gia để giải quyết những vấn đề đó.

Phát biểu tại phiên thảo luận này, GS.TS Vương Đình Huệ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam đã giới thiệu với các nhà đầu tư nhiều thông tin mới về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2011, dự báo 2012; những định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Qua đó, Bộ trưởng hi vọng các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển và các cơ hội đầu tư bình đẳng mà Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế trong một tương lai dài hạn đồng thời giúp các nhà đầu tư củng cố định hướng đầu tư phát triển của mình tại Việt Nam.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, nhận thức được những khó khăn, thách thức đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngay từ đầu năm 2011, Việt Nam đã đặt quyết tâm và ưu tiên hàng đầu cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp cụ thể như: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; chính sách tài khóa thắt chặt, thực hiện tăng thu, giảm chi NSNN thông qua tiết kiệm chi thường xuyên và cơ cấu lại chi đầu tư; thực hiện miễn, giảm thuế cho các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động, một số hộ kinh doanh và cá nhân nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Qua thực hiện trong 10 tháng năm 2011, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện rõ nhất qua việc nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, những khó khăn của nền kinh tế đang dần được tháo gỡ và tốc độ tăng trưởng của các ngành nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp, dịch vụ đã được cải thiện trong quý II và III năm 2011.

Đặc biệt, tốc độ lạm phát được kiểm soát: Chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 10- 2011 tăng 0,36%, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ ba liên tiếp mức tăng giá dưới 1%; Mức dự trữ ngoại hối tăng và mức chênh lệch tỷ giá hối đoái gần 11-12% như diễn ra trong những tháng đầu năm 2011 đã gần như bị xoá bỏ… Những kết quả đạt này đã khẳng định chắc chắn rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục; từ năm 2011 triển vọng kinh tế và chính trị ổn định và bước vào kỷ nguyên phát triển bền vững.

Đề cập đến những định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, trong kế hoạch trung và dài hạn, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam được xác định là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường hoạt động đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Sau phiên thảo luận chung của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN, các Bộ trưởng Tài chính mỗi nước đã có cuộc gặp gỡ riêng với các nhà đầu tư.

H.Vân

顶: 26踩: 6