【kết quả trận sociedad】Muốn sở hữu riêng con kênh chung ?
Ông Phan Văn Tám,ốnsởhữkết quả trận sociedad ở ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, thắc mắc phần đất của gia đình đã canh tác mấy chục năm, nay ông Huỳnh Ngọc Lâm tự ý đắp ngang đường kênh thủy lợi, gây thiệt thòi cho ông trong canh tác, sản xuất vì thiếu đường dẫn nước ra vô để sử dụng.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai (vợ ông Lâm) chỉ về phần đầu kênh ông Lâm đã đắp thuộc quyền sử dụng của gia đình bà.
Con kênh có chiều ngang khoảng 2m, dài khoảng 700m, thuộc ấp Phương An, được đào trên 30 năm nay. Trong đó, 11 hộ có phần đất canh tác, sản xuất phải sử dụng kênh này để dẫn nước và phục vụ ra vào của dân.
Theo đơn của ông Tám thì đây là kênh thủy lợi sử dụng chung, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai, dùng để vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp...
Năm 2013, ông Lâm tự ý đắp con kênh này không cho ai qua lại và buộc các hộ có đất phía trong phải hùn tiền “mua” đường kênh này với giá 2 chỉ vàng 24K.
Ông Tám bức xúc nói: “Đất của ông Lâm nằm dọc theo con kênh này nên vài năm trước vợ chồng ông yêu cầu hộ có đất ở phía trong mỗi hộ phải nộp 70.000 đồng/năm mới được sử dụng kênh, tôi đã nộp 2-3 năm thì ông Lâm ngưng thu. Sau đó, ông Lâm đặt cong bọng, ghe ra vô chở mía không được, tôi đến gặp vợ chồng ông bàn bạc thì ông Lâm cho dỡ cống bọng với điều kiện tôi phải trả tiền bọng cho ông 800.000 đồng. Vì nhu cầu sử dụng đường nước phục vụ tưới tiêu và cũng là đường vận chuyển hàng hóa, buộc lòng tôi phải đồng ý nhưng dỡ cống bọng ra tôi sử dụng được một năm thì ông Lâm tiếp tục đắp kênh lại… Hiện giờ, đang là mùa sản xuất mía mà đường kênh bị lấp, ứ đọng phèn, không có đường vận chuyển nhiều thứ thì làm sao canh tác được”.
Tuy nhiên, ông Lâm lại cho rằng, đây là con kênh chống hạn, một số hộ dân tự lấp kênh này lâu rồi không ai phản ánh, khiếu nại gì. Khoảng năm 2015, ông đắp đập ngang để bơm nước. Ông Huỳnh Ngọc Lâm khẳng định: “Phần đất đắp đập nằm trong giấy CNQSDĐ của tôi. Đất của ông Tám có đường đi khác. Lúc đắp bờ tôi có nói với 3 hộ ở đầu trong (ông Tám, ông Hùng và ông Be - PV) hỗ trợ để tôi thuê múc đường nước, đặt cống bọng nhưng các hộ này không đồng ý, tôi tự bỏ tiền ra làm. Hiện nay, có 7 hộ đã đắp đường nước, nếu phục vụ chung hết thì tôi sẽ tháo dỡ, nếu phục vụ riêng hộ ông Tám là toi kiên quyết không dỡ”.
Khi phóng viên hỏi về số tiền ông thu hàng năm của các hộ để được sử dụng đường nước thì ông Lâm phân bua: “Khoảng năm 2009, tôi có đặt bọng mủ, ông Tám yêu cầu tháo ra để bắc cầu nên tôi đồng ý thì các hộ ở phía trong hùn tiền lại và ông Tám có đưa cho tôi 700.000 đồng rồi lấy cống bọng về nhưng đến nay chưa bắc cầu. Do gia đình tôi mướn xáng cạp làm đường đi có 3 hộ hỗ trợ, trong đó có hộ ông Tám, mỗi hộ hỗ trợ 50.000 đồng để có đường nước sử dụng chứ tôi không có thu tiền 2-3 năm như ông Tám nói”.
Theo ông Nguyễn Thanh Việt, người ở địa phương hiểu biết về nguồn gốc con kênh thì đây là kênh thủy lợi nội đồng. Khoảng năm 1977-1978, để phục vụ tưới tiêu đồng ruộng cho những hộ dân có đất ở phía trong canh tác, sử dụng đến nay và con kênh này thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Còn ông Huỳnh Công Quận, nguyên Trưởng Công an ấp Phương An, cho biết: “Năm 1977, chính quyền ấp đề nghị xã xin chủ trương cho đào kênh thủy lợi này để dẫn nước tưới tiêu phục vụ đồng ruộng. Con kênh này do nhân dân trong ấp đào từ kênh Cây Dương trổ ra kênh Quang Phong (cống Hai Bích) ngang 2m, bỏ đất hai bên. Việc đào kênh này được người dân đồng tình ủng hộ để phục vụ tưới tiêu. Con kênh này sử dụng công cộng từ năm 1977 đến năm 2013 thì ông Lâm lấp phần đầu kênh và từ khi múc kênh đầu ngàn phía trên thì một số hộ tự ý lấp kênh để làm ruộng”.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết thêm: “Thời gian vừa qua, việc quản lý và phát huy tác dụng của kênh này thiếu sự quan tâm, kể ca các hộ hiện nay đã lấp kênh. Vì lợi ích chung cũng như đã có yêu cầu của ông Tám, tôi đề nghị ông Lâm nên tháo dỡ phần ông Lâm đã đắp”.
Ông Tám có trên 6 công đất trồng mía nên cần đường nước để sử dụng, ông Tám cho rằng mỗi khi thu hoạch phải đi qua con kênh này nhưng vì không vận chuyển được mía từ trong ra ngoài nên gửi đơn phản ánh. Mặc dù xã đã nhiều lần giải quyết, vận động ông Lâm tháo dỡ đập đắp ngang kênh nhưng ông Lâm không đồng ý. UBND xã đã trình sự việc đến UBND huyện.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, nói: “UBND huyện giao cho UBND xã phối hợp với ngành chức năng trích lục bản đồ, giải thửa, xác định nguồn gốc đất để có cơ sở giải quyết”.
Theo quy định, nếu phần kênh ông Lâm đã đắp nằm trong giấy CNQSDĐ của ông mà ông Tám không còn lối đi, đường nước sử dụng nào khác thì ông Tám có quyền khởi kiện đến tòa án để được xem xét giải quyết. Ngược lại, ông Lâm phải tháo dỡ vì lợi ích chung và đây là nghĩa vụ phải làm.
Bài, ảnh: PHI YẾN