Tổng thống Nga Vladimir Putin Ông là nhân vật quyền lực nhất của năm 2013 do tạp chí Forbes bình chọn. Ông đã làm hài lòng bất cứ ai đang theo dõi “ván cờ” gay cấn tại Syria vì đưa ra một sáng kiến vào phút chót giúp hạ nhiệt và mở ra lối thoát an toàn cho tất cả người chơi. Với Syria,ânvậtcủanătỷ số mc hôm nay ông đã giúp cho người dân tránh khỏi một cuộc tấn công khủng khiếp từ bên ngoài bằng hỏa lực tối tân. Bầu không khí sôi sục chiến tranh đã bất ngờ được thay thế bằng những chuyển động ngoại giao ráo riết. Với Mỹ, ông đã cứu Tổng thống Barack Obama khỏi một bàn thua trông thấy khi phải đưa ra quyết định tiến thoái lưỡng nan về việc tấn công Syria. Với Liên hợp quốc (LHQ), ông đã xây thêm một viên gạch bảo toàn uy tín của tổ chức này, bởi như ông nói, tấn công Syria chẳng khác nào “chôn vùi” LHQ. Nhưng trên hết, nhờ hóa giải được ngòi nổ Syria, ông được thế giới, trong đó có một nửa số người Mỹ, đánh giá là người hành động hiệu quả hơn Tổng thống Obama, qua đó khẳng định vai trò của ông nói riêng và của nước Nga nói chung trên trường quốc tế. Vị cựu nhân viên KGB này đã biết sử dụng tài tình chính những mưu lược và sự cương quyết của một điệp viên để biến mình thành một nhân tố chủ chốt chi phối nền chính trị thế giới. Tổng thống Mỹ Barack Obama Có lẽ 2013 là năm đáng thất vọng nhất trong nhiệm kỳ của ông. Khi mà vụ bê bối nghe lén đang liên tiếp làm tổn thương các quan hệ của ông với các nhà lãnh đạo thế giới, thì việc ông bị “lép vế” trước Tổng thống Nga trong cách giải quyết vấn đề Syria càng nhuộm thêm màu xám vào bức tranh cầm quyền của ông trong năm nay. Chưa hết, về đối nội, chính phủ của ông còn phải trải qua 16 ngày ngừng hoạt động – tình trạng mà nước Mỹ mới trải qua lần thứ ba trong lịch sử 237 năm tồn tại của mình. Dường như thời kỳ thất cử của ông đến sớm hơn thường lệ đối với một vị tổng thống nắm quyền nhiệm kỳ hai, khiến ông tụt hạng khỏi vị trí số 1. Nhưng tất nhiên, Obama vẫn đang là lãnh đạo của cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, với nền kinh tế lớn nhất và quân sự mạnh nhất. Giáo hoàng Francis Ông là người được tạp chí Time uy tín của Mỹ bình chọn là Nhân vật của năm 2013 vì đã thay đổi giọng điệu, quan niệm và cách tiếp cận của Giáo hội Công giáo, đưa quyền lực giáo hoàng ra khỏi cung điện để đến với đường phố, thúc đẩy giáo hội lớn nhất thế giới đối diện với các nhu cầu sâu sắc hơn. Được bầu lên hồi tháng 3-2013 sau khi Giáo hoàng Benedict XVI từ nhiệm một tháng trước đó vì không đủ sức khỏe để đảm đương chức vụ, tân Giáo hoàng Francis đã trở thành tâm điểm truyền thông thế giới thông qua những hành động như rửa chân tù nhân, ôm hôn những người có khuôn mặt bị biến dạng và lên kế hoạch lớn nhằm cải cách Vatican. Với các hành động này, ông đã đặt mình vào trung tâm những tranh luận chính yếu của thời đại chúng ta, giữa giàu và nghèo, chính trực và công lý... Ông đã tạo ra sự thăng bằng chính đáng giữa phán xét và thương xót, hòa quyện với những người bình thường và người nghèo. Vì vậy, việc ông được chọn là nhân vật của năm 2013 giúp lan tỏa thông điệp về tình yêu thương của đức Chúa trời dành cho mọi người. Trưởng đoàn đàm phán khí hậu Philippines Naderev Yeb Sano Ông đã khiến cả thế giới chết lặng và nghẹn ngào khi nghe bài phát biểu đẫm nước mắt của ông tại Hội nghị Công ước Khung LHQ chống biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19), trong đó nói về tình cảnh của người dân nước ông sau trận bão lịch sử Haiyan. Một năm sau khi công chiếu bộ phim Ngày Tận thế, câu hỏi về ngày tận thế một lần nữa lại được đặt ra từ bài phát biểu cảm động của ông: “Nếu không phải chúng ta thì là ai?” Ông đã nhắc nhớ chúng ta rằng “tai họa là sự tích tụ của việc liên tiếp vượt qua các ngưỡng kinh tế, xã hội và môi trường; đây cũng là kiểu theo đuổi cái gọi là tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng không bền vững, làm biến đổi hệ thống khí hậu”. Bài phát biểu như một lời cảnh tỉnh tới cộng đồng quốc tế không thể trì hoãn thêm những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong trận chiến này, ông đã không đơn độc. 30 đại biểu đến từ các quốc gia như Mỹ, Ba Lan, Sri Lanka, Ukraina, Ấn Độ... đã tuyệt thực cùng ông trong suốt những ngày diễn ra hội nghị, cho đến khi “thấy được một kết quả có ý nghĩa”. Cựu nhân viên CIA - NSA Edward Snowden Có thể nói anh là người gây ảnh hưởng lớn nhất tới nền chính trị toàn cầu trong năm 2013 sau khi có tiết lộ động trời về chương trình PRISM của cơ quan tình báo Mỹ nhằm theo dõi Internet và hệ thống điện thoại trên toàn thế giới. Nhà báo Mỹ Glenn Greenwald, người đã công khai đưa ra những thông tin đầu tiên về hệ thống do thám thế giới mà Snowden tiết lộ, cho biết Snowden có thông tin mà chỉ cần tiết lộ "trong một phút thôi có thể gây hại cho Chính phủ Mỹ nhiều hơn bất kỳ một người nào khác trong lịch sử nước Mỹ". Thực vậy, anh đã khiến cả thế giới phải hồi hộp theo dõi. Gương mặt hiền lành của anh xuất hiện nhiều ngày liền trên mọi trang nhất của các tờ báo lớn bằng mọi thứ tiếng. Những thông tin mà anh cung cấp đã làm chấn động địa cầu, ảnh hưởng tới hầu hết quan hệ giữa các nước. Các đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Âu (nhất là Pháp và Đức) cũng nằm trong danh sách các "bị hại" với số lượng ngày một tăng. Nếu không được giải quyết, vụ bê bối này còn có thể tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ EU-Mỹ. Trong khi đó, quan hệ Mỹ với Mỹ Latinh, mà Washington thường coi là “sân sau” của mình, cũng đã bị rạn nứt vì Snowden. Ít nhất ba quốc gia theo đường lối cánh tả ở Mỹ Latinh -đều có quan hệ kinh tế sâu rộng với Mỹ- đã sẵn sàng cấp quy chế tị nạn cho Snowden, mặc cho Washington đã gửi công hàm chính thức đề nghị các nước này bắt giữ và dẫn độ Snowden về Mỹ. Cũng vậy, quan hệ Nga-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn khi Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden, bất chấp việc Washington đang truy nã nhân vật này. Chưa hết, Mỹ và Trung Quốc cũng bất đồng sâu sắc về vụ Snowden vì Bắc Kinh không giao nộp cựu nhân viên CIA này cho Mỹ khi anh đến Hong Kong. Mỹ cáo buộc anh tội đánh cắp tài sản chính phủ, trao đổi không phép về các thông tin an ninh quốc gia, và cố y trao đổi các tin tình báo chưa được giải mật. Mỗi tội danh này có thể bị án tới 10 năm tù. Nhưng không ít người coi anh là người hùng của thế kỷ 21. Nước Mỹ đang xấu hổ và tức giận với việc làm của Snowden. Thế giới được phen ngã ngửa trước thực tế được vạch trần. H.Q |