游客发表
发帖时间:2025-01-10 00:30:10
Khác với dự kiến ban đầu,ảngnămhọcmớket quả seria TP.HCM tổ chức Lễ khai giảng trực tiếp tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong với sự tham dự của nhiều lãnh đạo thành phố. Lễ khai giảng dành 1 phút mặc niệm những nạn nhân tử vong vì Covid-19.
Tại Lễ khai giảng, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đọc thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi giáo viên và học sinh ngày khai trường.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM gửi lời chào mừng năm học mới tới hơn 80.000 giáo viên cùng gần 1,7 triệu học sinh TP.
"Sự có mặt ở đây cũng như sự theo dõi trực tuyến của quý vị, thầy cô giáo, các em học sinh chứng tỏ thành phố chúng ta quyết tâm vững bước tiến vào năm học mới" - ông Mãi nói.
Theo Chủ tịch TP.HCM, thành phố đang trải qua những ngày khó khăn khi đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ba tháng qua vì thực hiện giãn cách xã hội như một biện pháp tất yếu để khống chế dịch bệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục.
Học sinh ngồi giãn cách trong Lễ khai giảng ở Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: UBND TP.HCM |
"Ngày đầu năm học mà sân trường không cờ hoa, không lễ hội. Thầy trò, bạn bè không được tay bắt mặt mừng. Từ ngày mai chúng ta tiếp tục thực hiện chương trình học tập trên không gian mạng, truyền hình và kiên nhẫn thực hiện triệt để các biện pháp cần thiết để kiểm soát dịch bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân gia đình và xã hội.
Cuộc sống lúc nào cũng đặt ra những thử thách để con người vượt qua và đi tới. Thành phố chúng ta đang đối diện với thử thách lớn lao nhất kể từ ngày đất nước được hòa bình thống nhất, thế nhưng giữa muôn vàn khó khăn chúng ta vẫn không chùn bước và không đánh mất niềm tin.
Trung ương Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và đồng bào cả nước là chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trong các nỗ lực bệnh ứng phó với dịch bệnh. Bên cạnh những rào chắn ngang đường bất đắc dĩ là những mạch ngầm thông suốt trong chỉ đạo, điều hành là sự kết nối bền bỉ của những tấm lòng ái. Qua những lô vắc xin mà thế giới và Trung ương chia sẻ với thành phố, qua những chuyến xe đưa thuốc men, lương thực, thực phẩm cứu trợ đến từng con hẻm nhỏ. Trong cơn bão của đại dịch, tình cảm đồng bào, tình nghĩa Bắc Nam, tình đoàn kết Lương - Giáo được phát huy mạnh mẽ…
Những thuận lợi đó, cho phép chúng ta tin tưởng rằng thành phố sẽ vượt qua khó khăn, duy trì và tái lập những hoạt động thiết yếu trong đó giáo dục là hoạt động đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến từng gia đình và toàn xã hội, để thành phố xứng đáng là một trung tâm kinh tế văn hóa năng động và sáng tạo của đất nước".
Ông Phan Văn Mãi dự Lễ khai giảng tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: UBND TP.HCM |
Năm học mới, ông Phan Văn Mãi, kêu gọi tập thể sư phạm của từng ngôi trường, từng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục phát huy lòng yêu nghề, sự năng động, sáng tạo kiên trì cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh để mỗi thầy giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Dịch Covid-19 lan rộng khiến học sinh chưa thể đến trường nhưng không thể ngăn chặn các em trau dồi phẩm chất, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống và chinh phục tri thức… Ông Mãi mong học sinh hiểu rằng trong giai đoạn này biết bao người dân của TP, trong đó có người thân của các em cũng gặp nhiều khó khăn, và phải thích nghi với cuộc sống đang thay đổi.
Tại Hà Nội, 7h30 sáng, lễ khai giảng năm học mới cho hơn 2,1 triệu học sinh bắt đầu tại duy nhất Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm.
Lễ khai giảng cũng được kết nối tới 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố và được tường thuật trực tiếp trên truyền hình để giáo viên, và học sinh theo dõi.
Ảnh: TH |
Ảnh: Thanh Tùng |
Sự kiện có sự tham gia của ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, gần 100 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở, phòng giáo dục, giáo viên, đại diện học sinh THCS, THPT và giáo dục thường xuyên; các học sinh, cán bộ, giáo viên có thành tích xuất sắc tại các kỳ thi Olympic quốc tế.
Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Trưng Vương. Ảnh: TH |
Các đại biểu đến dự là người không có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh Covid-19, thực hiện khai báo y tế, thực hiện xét nghiệm Covid-19 tại buổi tổng duyệt ngày 4/9, và được bố trí chỗ ngồi bảo đảm giãn cách.
Khu vực Trường THCS Trưng Vương trước đó đã được phun khử khuẩn và chuẩn bị tốt các điều kiện phòng chống dịch.
Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh trống khai giảng năm học mới. Ảnh: TH |
Sau khi kết thúc lễ khai giảng truyền hình trực tiếp, từ 8h45 đến 9h30 ngày 5/9, các nhà trường sẽ tổ chức sinh hoạt đầu năm học theo hình thức trực tuyến.
Một giáo viên Trường THCS Chu Văn An và 2 con trong ngày khai giảng |
Học sinh Hà Nội chào cờ tại nhà trong lễ khai giảng trực tuyến |
Trường Tiểu học, THCS và THPT Nguyễn Siêu tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống kết nối hơn 300 cán bộ, giáo viên người Việt, 55 giáo viên người nước ngoài và 2661 học sinh qua MS Teams, livestream trên Fanpage và tường thuật trên cổng thông tin của trường. |
Tại Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, đây là năm thứ 2 học sinh tham dự Lễ khai giảng qua màn hình trực tuyến. Các nghi thức được tổ chức tượng trưng, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. |
Cô giáo Nguyễn Thị Hà, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) cùng con và các cháu tham dự lễ khai giảng |
Học sinh cả nước bắt đầu một năm học đặc biệt |
Bốn chị em trong một gia đình cùng dự Lễ khai giảng |
Cũng tại Hà Nội, gần 300 học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn dự lễ khai giảng được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp tại trường quay và qua ứng dụng trực tuyến. Đây là năm thứ 2 trường đón học sinh khóa mới với 144 em. PGS.TS. Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng nhà trường, đã gửi lời dặn dò đến toàn thể học sinh phải biết “thích ứng để phát triển, tự lập để trưởng thành”, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Khai giảng trực tuyến tại Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn |
Tại Thái Bình, năm nay các trường đều tổ chức khai giảng linh hoạt theo hình thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Lễ khai giảng được tổ chức trong lớp học, chỉ gói gọn trong 45 phút.
Tại Yên Bái, hôm nay, gần 226.000 học sinh đã chính thức bước vào năm học mới 2021 – 2022. Các trường học tùy tình hình thực tế mà tổ chức khai giảng kết hợp 2 hình thức: trực tiếp và trực tuyến. Lễ khai giảng được rút gọn tối đa với yêu cầu phòng dịch nghiêm ngặt.
Học sinh khối 1 tại một trường học ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong Lễ khai giảng sáng nay. |
Tại Quảng Ninh, hơn 320.000 học sinh đã đến trường dự lễ khai giảng năm học 2021 - 2022. Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng, ngắn gọn không quá 60 phút. Các học sinh tập trung dự lễ khai giảng ở sân trường, đeo khẩu trang và giãn cách.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh - Ông Nguyễn Xuân Ký dự lễ khai giảng với thầy và trò Trường THPT Hòn Gai (TP Hạ Long).
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh - Ông Nguyễn Xuân Ký đánh trống khai giảng tại Trường THPT Hòn Gai |
Hơn 320.000 học sinh Quảng Ninh được tới trường khai giảng năm học mới |
Năm nay, một số tỉnh thành khác cũng tổ chức lễ khai giảng phát sóng trên truyền hình như An Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Hải Dương, Quảng Ngãi…
Trong khi đó, nhiều tỉnh, thành phố quyết định không tổ chức hoặc lùi ngày tổ chức khai giảng tới giữa hoặc cuối tháng 9.
Trong ngày hôm nay, chỉ có học sinh của gần 30 tỉnh thành là Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ… được tham dự lễ khai giảng truyền thống với bạn bè, thầy cô.
Hàng nghìn học sinh đón khai giảng xa trường, xa nhà
Hai con của bác sĩ Lê Nhật Huy (BV Hữu nghị Việt Đức) chụp ảnh cùng bố qua màn hình trong ngày khai giảng. Anh Huy vào TP.HCM công tác trong 2 tháng tại BV Dã chiến số 13 |
Dù năm học mới đã chính thức bắt đầu nhưng tại nhiều tỉnh thành, thành phố vẫn còn những học sinh chưa thể trở về nhà do dịch Covid-19.
Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho biết thành phố hiện có gần 2.500 học sinh đang mắc kẹt tại hơn 34 tỉnh, thành chưa kịp về nhập học. Nhiều nhất là ở Quảng Nam với 420 học sinh, Quảng Ngãi 33 học sinh hay tỉnh xa như Nghệ An, Thanh Hoá,…
Hiện các trường ở Đà Nẵng gấp rút liên hệ, rà soát, lập danh sách những học sinh đang tạm trú tại các địa phương ngoài thành phố, đề nghị hỗ trợ các em được đăng ký học tại đó.
Ông Thành cũng cho biết đối với học sinh địa phương khác đang ở Đà Nẵng có nguyện vọng học tại trường nơi các em đang tạm trú sẽ được tiếp nhận.
Sở GD-ĐT Bạc Liêucũng thống kê ở tiểu học có 417 em, THCS có 403 em đang ở vùng dịch chưa thể quay về địa phương học tập. Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở cho hay sẽ có văn bản gửi Sở GD-ĐT các tỉnh kết hợp hỗ trợ các em học tại nơi tạm trú.
Bên cạnh đó, Sở xét đặc cách cho 5 trường hợp là F1, F2 chưa thi tuyển vào lớp 10.
Tại Kon Tumđang có hơn 100 học sinh ngoại tỉnh tạm trú do điều kiện giãn cách vì dịch Covid-19. Đồng thời có gần 650 học sinh của Kon Tum đang ở các tỉnh, thành phố khác chưa về địa phương. Sở đã tạo điều kiện, liên kết các tỉnh khác hỗ trợ cho những học sinh này được “học nhờ”.
Tỉnh Vĩnh Phúccũng đang có khoảng 3.150 học sinh và trên 450 giáo viên đang ở tỉnh lân cận, giáp ranh chưa về kịp khai giảng do dịch bệnh Covid-19. Có khoảng 2.400 học sinh đang ở vùng thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16 hoặc khu vực đang có quyết định cách ly như Hà Nội. Nhiều nhất là cấp Tiểu học (1.164 em), khối giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp (884 em), Trung học cơ sở (517 em), Trung học phổ thông (349 em), Mầm non (236 em).
Sở GD-ĐT tỉnh này vừa có văn bản hướng dẫn, đối với phân công giáo viên, hỗ trợ học sinh đăng ký học tạm tại các địa phương.
Sở GD-ĐT Hậu Giangthì cho biết toàn tỉnh có 520 giáo viên và 2.783 học sinh đang lưu trú ngoài tỉnh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhiều nhất là ở TP Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, TP.HCM, Bình Dương.
Sở đã kiến nghị UBND tỉnh có phương án bố trí xe đón giáo viên, học sinh tại TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Kiên Giang và hỗ trợ toàn bộ chi phí cách ly cho học sinh. Riêng các địa bàn còn lại dịch bệnh phức tạp hơn sẽ có văn bản đề nghị hỗ trợ, phụ huynh chủ động liên hệ cho con học tại nơi tạm trú.
Sở GD-ĐT Quảng Ninh thống kê còn khoảng 1.000 học sinh mắc kẹt tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, tỉnh đã lên phương án đón học sinh trở về sau khi xét nghiệm PCR, đảm bảo công tác phòng dịch và tổ chức dạy trực tuyến khi các em cách ly.
Tương tự, Hà Tĩnhđang có 546 học sinh khối Tiểu học, 330 học sinh Trung học cơ sở và 460 học sinh Trung học phổ thông chưa thể về nhập học.
Nhóm PV
Năm học mới 2021-2022 đã khởi đầu theo một cách thật đặc biệt. Học sinh, giáo viên và phụ huynh cả nước đều đã sẵn sàng tâm thế cho những thử thách và cả những niềm vui trong thời gian tới.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接