Trông chờ cổ phiếu tầm trung Nguyên nhân khiến VN-Index chỉ có được mức tăng khá khiêm tốn hôm nay dù có trên 200 cổ phiếu tăng giá cả hai sàn là do các trụ lớn không đủ mạnh. VNM,ứngkhoánPhụchồimạnhcơhộivượtđỉnhchưahếkq bundesliga 2 VIC, GAS vẫn tăng, nhưng mức tăng tương đối yếu. VN-Index phải dựa chủ yếu vào các blue-chips vốn hóa trung bình trong rổ HSX30. Thực ra trong nhốm vốn hóa lớn nhất của HSX, vẫn còn MSN tăng tới 4,48%, GAS tăng 2,38%, BVH tăng 2,46%, nhưng các mã này còn phải gánh cho VCB rơi tới 3,48%. VCB có mức giảm mạnh nhất 27 phiên khi thông tin hỗ trợ hết hiệu lực. Các trụ không đủ mạnh để có thể đẩy điểm số tăng khác biệt. Nếu nhìn từ góc độ vốn hóa, GAS, MSN, VNM vẫn có ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng những cổ phiếu trung bình của nhóm HSX30 đã gia tăng vị thế. Cụ thể, MWG tăng tới 5,11%, tác động đến VN-Index còn mạnh hơn cả BVH. Chỉ số HSX30 tăng tới 0,76% là nhờ nhóm vốn hóa trung bình hơn là các mã trụ. Ngoài MWG, còn có CII tăng 2,55%, HPG tăng 0,96%, HSG tăng 4,34%, KBC tăng 1,16%, NT2 tăng 2,58%... Phiên giao dịch hôm qua VN-Index có lúc đột biến tăng 1,78% chủ yếu nhờ các cổ phiếu lớn nhất như VNM. Tuy nhiên dòng tiền đã không đủ khả năng duy trì mức tăng như vậy sang phiên thứ hai. Hôm nay VNM chỉ tăng được 0,66% một cách may mắn về cuối phiên. Liệu các cổ phiếu vốn hóa trung bình có thể thay thế được các mã trụ? Câu trả lời nằm ở số lượng. Thực tế trụ lớn như VNM, GAS có thể đẩy VN-Index rất hiệu quả, nhưng vấn đề nằm ở dòng tiền. Chẳng hạn như VNM, để tăng 1 bước giá, cần cả chục tỷ đồng. Đó là điều không hề dễ dàng, nhất là khi nhà đầu tư nước ngoài có những giao dịch rất khó lường. Hôm qua, khối ngoại là yếu tố quan trọng đẩy VNM tăng 3,42% và thanh khoản đột biến trong 6 phiên. Hôm nay khối ngoại lại quay ra xả mạnh VNM tới gần 1,44 triệu cổ phiếu. Các blue-chips có thể lấy số đông bù lại cho vốn hóa. Những mã như MWG, BVH, KBC không quá nặng nề để có thể đẩy giá lên. HSX30-Index đang có mức tăng rất tốt nhờ sự giảm vốn hóa của VNM, VCB hay GAS, trong khi tăng vốn hóa của các cổ phiếu tầm trung. Chỉ cần các mã trụ không giảm quá nhiều, các blue-chips khác có thể thay thế được trong ngắn hạn. Cần một động lực mới Mặc dù đóng cửa hôm nay, VN-Index dừng tại 672,67 điểm, nhưng cũng cần tới hơn 9 điểm nữa để có thể chinh phục đỉnh cao cũ. Hôm qua thị trường đã một lần nỗ lực chinh phục đỉnh cao, nhưng sức ép bán ra quá lớn để các cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng. Trên cả hai sàn hôm nay có khoảng 210 cổ phiếu tăng giá và các chỉ số tăng hợp lý hơn nhiều so với phiên trước. Hôm qua mặc dù VN-Index vẫn tăng nhưng số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp rưỡi số tăng giá. Làm sao một thị trường đem lại niềm tin cho nhà đầu tư nếu như giá trị đầu tư bốc hơi khi chỉ số tăng? Chính vì thế thị trường cần những phiên tăng chất lượng hơn là điểm số. Các cổ phiếu tăng giá là bằng chứng của niềm tin vào thị trường, chứ không phải VN-Index đi lên bao nhiêu. Như hôm nay, VN-Index chỉ tăng 0,48% nhưng chất lượng tăng còn tốt hơn hôm qua. Thị trường đang cần những động lực mới để có thể củng cố cơ hội vượt đỉnh. Hiện tại mạch thông tin vẫn chưa có gì nổi trội, thậm chí nguy cơ xấu lớn hơn. Đó là rủi ro lãi suất USD sẽ tăng ngay trong tháng 9 tới. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ra ròng hàng trăm tỷ đồng, hôm nay HSX bị bán ròng khoảng 118 tỷ đồng là một nguy cơ không thể xem thường. VNM là bằng chứng rõ ràng nhất, khi khối ngoại đổ tiền vào, giá tăng vọt, nhưng khi khối ngoại bán ra, giá bị kiềm chế. Thị trường không chỉ đơn giản là có thể tăng trên cơ sở cung cầu. Đằng sau động lực cung cầu thể hiện trên bảng điện là niềm tin vào triển vọng của thị trường. Nếu nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ còn tăng, họ sẽ chấp nhận đánh cược vào khả năng đó bằng hành động mua. Để thúc đẩy hành động này, nhà đầu tư cần một lý do hợp lý. Đó chính là điều còn thiếu hiện tại.
Khánh Nhi |