【kết qua bong đá】Động lực mới cho quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam

Động lực mới cho quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hà Lan
Các công ty đến từ Hà Lan làm việc với các khu công nghiệp công nghệ cao, công ty và nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TL

Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam

Hơn một thập kỷ qua, quan hệ Việt Nam - Hà Lan đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Hai nước đã trở thành Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực (năm 2014), nâng cấp lên Đối tác Toàn diện (năm 2019). Cùng với đó, Hà Lan đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Âu. Hà Lan hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Liên minh châu Âu vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 13,7 tỷ USD và là nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lớn nhất tại châu Âu với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 11 tỷ USD. Hà Lan chiếm 48,7% vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.

Hà Lan cũng đã triển khai nhiều chương trình thiết thực hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất giáo dục đào tạo, y tế, chống biến đổi khí hậu, vượt qua đại dịch Covid-19…

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Hà Lan diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), khẳng định thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm của hai nước nhằm tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hà Lan trong giai đoạn tới, mở rộng cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới; cùng hợp tác và phát triển tự cường, bền vững, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Việc đoàn gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao của Hà Lan tháp tùng Thủ tướng Mark Rutte trong chuyến thăm Việt Nam lần này cũng sẽ mở ra chương mới trong gắn kết kinh tế sâu rộng, hiệu quả giữa hai nước trong những năm tới, nhất là hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, vi mạch điện tử.

Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hà Lan

Tại buổi hội đàm ngày 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng Mark Rutte có ý nghĩa quan trọng, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), góp phần đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hà Lan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh đoàn gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà Lan tháp tùng Thủ tướng Mark Rutte góp phần hiện thực hóa các cơ hội hợp tác giữa hai nước. Đồng thời đề nghị Hà Lan ủng hộ Ủy ban châu Âu EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như công nghệ cao, cảng biển, hạ tầng chiến lược...

Về phần mình, Thủ tướng Mark Rutte khẳng định, Việt Nam là đối tác ưu tiên, quan trọng của Hà Lan tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thủ tướng Hà Lan nhấn mạnh các doanh nghiệp Hà Lan quan tâm đến Việt Nam có ổn định chính trị và môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi. Đồng thời, nhất trí tích cực đẩy nhanh quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA; đánh giá cao nỗ lực phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam và khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các nước thành viên EU hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này.

Thủ tướng Mark Rutte cũng bày tỏ quan tâm hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định hỗ trợ Việt Nam triển khai Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nguồn nước.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác song phương, đồng thời nghiên cứu thiết lập các cơ chế mới nhằm làm sâu sắc hợp tác chuyên ngành giữa hai nước; khẳng định kinh tế - thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả EVFTA.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, nông nghiệp bền vững, góp phần chung tay ứng phó với các thách thức toàn cầu. Đặc biệt là hợp tác trong các lĩnh vực khai thác cát ngoài khơi, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước, thủy lợi, phòng chống thiên tai...

Hai bên nhấn mạnh khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là các lĩnh vực mang tính đột phá. Đồng thời nhất trí khai thác tối đa các tiềm năng hợp tác hai nước về công nghệ cao, sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị bán dẫn, xây dựng nền tảng số và hệ sinh thái viễn thông, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như thăm dò, khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng; hải quan; hàng hải; logistic...

Ký kết nhiều văn kiện hợp tác

Sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mark Rutte đã chứng kiến lễ trao 4 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, hiệp hội hai nước trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác bền vững các khoáng sản quan trọng, hải quan, đầu tư, thương mại.