【keo 13/4】Phát triển kinh tế xanh: Cơ hội thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi sau đại dịch

  发布时间:2025-01-10 22:48:00   作者:玩站小弟   我要评论
Đừng để kinh tế xanh chỉ mang tính phong tràoTrao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Đào Xuân Lai - Trưở keo 13/4。

Đừng để kinh tế xanh chỉ mang tính phong trào

Trao đổi với phóng viên TBTCVN,áttriểnkinhtếxanhCơhộithúcđẩytăngtrưởngphụchồisauđạidịkeo 13/4 ông Đào Xuân Lai - Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế xanh cần thời gian và đặc biệt nó thích ứng, phù hợp với các nước có tiềm lực kinh tế mạnh. Đối với Việt Nam, nguồn lực còn tương đối hạn chế và còn rất nhiều ưu tiên như thích ứng với biến đổi khí hậu hay các ưu tiên về giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Để phát triển kinh tế xanh không mang tính hô hào hay theo phong trào chỉ nổi lên trong một thời gian nhất định, Chính phủ cần phải có những định hướng để phát triển theo, bắt nhịp cũng như tận dụng được những cơ hội quốc tế mà thị trường thực tiễn đặt ra, đồng thời phát triển sao cho phù hợp với bối cảnh cũng như điều kiện của Việt Nam. Trên tinh thần đó thì về bản chất, bên cạnh sự cam kết hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ phải dựa vào chính nguồn lực trong nước.

Với những nguồn lực sẵn có, Việt Nam cần phải quản lý và ứng dụng một cách hiệu quả nhất để đầu tư có ưu tiên vào những ngành mũi nhọn cũng như sử dụng nguồn lực đó để thúc đẩy và khuyến khích tạo ra môi trường pháp lý để thúc đẩy đầu tư của tư nhân, lôi kéo đầu tư của tư nhân ở Việt Nam cũng như của tư nhân quốc tế.

Điện mặt trời - nguồn năng lượng sạch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Điện mặt trời - nguồn năng lượng sạch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.

Tiếp đó, cần phải tái cơ cấu kinh tế để làm sao Chính phủ đưa ra lộ trình, định hướng một cách rõ ràng thì đầu tư của khối tư nhân cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ hướng vào những ngành mũi nhọn như vậy. Điều đó rất quan trọng bởi vì nếu Chính phủ không định hướng một cách lâu dài, rõ ràng, minh bạch thì có rất nhiều những đầu tư chẳng hạn như những nhà máy sử dụng than cho phát điện hay cho sản xuất xi măng, sản xuất thép sắp tới sẽ trở thành những công nghệ lỗi thời trong vòng 10, 15 năm nữa.

Một lưu ý nữa là cần có các giải pháp để tận dụng được nguồn lực nhàn rỗi từ trong dân. Chính phủ cần có những chính sách phù hợp để có thể huy động đầu tư của người dân vào tăng trưởng xanh. Như vậy sẽ rất thực tế, bởi vì người dân có tiền nhưng rất nhiều người đang loay hoay không biết đầu tư vào đâu. Đầu tư nếu như có Chính phủ đứng đằng sau thì sẽ đảm bảo chi trả về mặt lãi suất cho tín dụng và có thể huy động được nguồn lực rất lớn từ trong dân.

“Hiện nay, thế giới đã có những sáng kiến về tài chính như tín dụng xanh, trái phiếu xanh. Việt Nam nên xem xét áp dụng những sáng kiến trên để có thể huy động đầu tư từ chính người dân trong nước tham gia vào những dự án cũng như những sáng kiến phục vụ cho tăng trưởng xanh trong thời gian tới”- ông Đào Xuân Lai nhận định.

Xem xét kỹ tính khả thi của biện pháp can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước

Trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, về mặt dài hạn, những chương trình, chiến lược mục tiêu, giải pháp chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên là hướng đi đúng, chủ trương đúng.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, phải hết sức cẩn trọng trong việc từ chủ trương, chiến lược, ý thức đến chính sách, các chương trình thực hiện mà có sự can thiệp của nhà nước. Việc gì mà thị trường và xã hội tự điều chỉnh, giải quyết được thì Nhà nước không nên dùng các công cụ mang tính chất ý chí chủ quan và can thiệp vào trong các hoạt động của thị trường và xã hội. Nhà nước chỉ tạo khung khổ luật lệ, tạo cơ chế và hướng dẫn, dẫn dắt cho các chủ thể trong xã hội tự vận hành, tự phát triển theo xu hướng mà nhà nước mong muốn.

Huy động được trên 100 triệu USD vốn không hoàn lại cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu

Ông Đào Xuân Lai cho biết, từ giai đoạn phát triển kinh tế xã hội 10 năm trước cũng như giai đoạn này, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ về mặt kĩ thuật để giúp đưa ra những chiến lược, các định hướng cho tăng trưởng xanh, kinh tế xanh cũng như kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Năm 2020, UNDP đã hỗ trợ kĩ thuật Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cơ quan liên quan đưa các nguyên tắc về kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Từ năm 2017 đến nay, UNDP đã huy động được trên 100 triệu USD vốn không hoàn lại để phục vụ cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu hay các giải pháp dựa vào thiên nhiên.

Còn các chính sách, đặc biệt là những giải pháp, biện pháp can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, theo TS. Nguyễn Quốc Việt trước hết phải tính toán nghiên cứu kỹ lưỡng về tính khả thi, có phù hợp hay không. Bởi đôi khi, những sự can thiệp thô bạo thậm chí gây ra những khủng hoảng, suy thoái kinh tế trầm trọng. Ông Việt đưa ra dẫn chứng, một trong những yếu tố gây trầm trọng suy thoái kinh tế và khủng hoảng của Siri Lanka bắt nguồn từ việc chính phủ nước này đã thái quá trong việc theo đuổi những chính sách về tăng trưởng xanh. Ví dụ như cấm sử dụng phân hóa học, gây sự đứt gãy chuỗi cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp và cuối cùng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp, đẩy sự trầm trọng của lạm phát, của sự suy thoái kinh tế của quốc gia này lên gấp nhiều lần và cuối cùng gây bất ổn kinh tế, xã hội và chính trị.

“Đó là một bài học rất lớn về điều kiện, tính khả thi và tính giai đoạn khi áp dụng những chính sách về phát triển bền vững nói chung, trong đó có kinh doanh bền vững và phát triển kinh tế xanh. Cần phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước và xã hội cụ thể khi áp dụng, tránh những giải pháp có tính chất áp đặt, chủ quan duy ý chí và không dựa trên cơ chế thị trường. Tôn trọng sự tự vận động của thị trường là tốt nhất” - TS. Nguyễn Quốc Việt nhấn mạnh.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xanh

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, thực ra, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về phát triển các lĩnh vực kinh tế xanh, không thâm dụng tài nguyên và lao động.

Cụ thể, đánh giá về mặt bằng thì phần chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có khả năng tham gia vào lao động chất lượng cao và đặc biệt là lao động chất xám của Việt Nam tương đối tốt so với các nước trong khu vực. Khi chuyển đổi sang kinh tế xanh đòi hỏi nguồn lực lao động, nguồn lực kĩ thuật trí tuệ thì Việt Nam có thể đáp ứng được.

Điều kiện tiếp nữa là nhu cầu của Việt Nam trong chuyển đổi từ năng lượng xanh. Thực tế là các nước trên thế giới, kể cả những quốc gia phát triển ở châu Âu hay ở Hoa Kỳ, các hiệp hội kinh doanh năng lượng của họ đều đang “nhòm ngó” vào thị trường năng lượng xanh của Việt Nam và họ cũng đã có những can thiệp về mặt các thỏa thuận quốc tế để làm sao có thể tham gia vào thị trường Việt Nam.

Thế mạnh tiếp theo là nông nghiệp, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu về thị trường sản xuất, mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất xanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn của các thị trường khó tính, cũng như nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam được tiếp cận, tiêu thụ những sản phẩm tiêu dùng xanh hơn, sạch hơn.

相关文章

最新评论