您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【vô địch quốc gia ba lan】Chính phủ quyết kéo giảm khoản chi phí chiếm 21% GDP

Ngoại Hạng Anh282人已围观

简介Đầu tuần tới, một hội nghị lớn về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống h ...

Đầu tuần tới,ínhphủquyếtkéogiảmkhoảnchiphíchiếvô địch quốc gia ba lan một hội nghị lớn về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông sẽ được tổ chức. Đây cũng là một trong số hàng chục hội nghị chuyên đề bàn về những giải pháp, quyết sách chỉ đạo tầm quốc gia trong năm 2018 mà Chính phủ yêu cầu.

Trước đó, trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200 phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics.

Kế hoạch này đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định, các cơ quan, đơn vị đã nỗ lực triển khai các nhóm nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đặt ra, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra.

Cơ hội và thách thức

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số LPI năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, vấn đề nội cộm nhất là chi phí logistics của Việt Nam còn ở mức cao. Theo nghiên cứu của WB, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) - ông Ousmane Dione cho rằng tính theo tỉ trọng GDP, chi phí logistics của Việt Nam cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu 14%.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, logistics phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các nước, nền kinh tế phát triển càng cao thì chi phí logistics càng thấp. Ông khẳng định rằng chúng ta còn nhiều cơ hội và giải pháp để giảm chi phí logistics.

Các chuyên gia cũng cho rằng tiềm năng để ngành logistics ở Việt Nam đang có đà phát triển rất lớn. Đặc biệt, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực sẽ là cơ hội lớn cho ngành logistics. Vấn đề là các doanh nghiệp có nắm bắt được cơ hội hay không.

Trên thực tế, Việt Nam đang có lợi thế là sở hữu phần lớn kho bãi phục vụ dịch vụ logistics và nắm bắt được thị trường, tâm lý khách hàng, địa lý, thời tiết, văn hóa của người bản địa hơn doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, các cảng biển Việt Nam đã đầu tư, xây dựng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn; có 70 đường bay quốc tế... Việt Nam lại đang trong giai đoạn nhập siêu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, đó chính là tiềm năng khá tốt cho các công ty logistics của Việt Nam phát triển.

Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF (nghĩa là người bán quyết định người chuyên chở), thì nay các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam đang chuyển dần sang hình thức FOB (người mua quyết định việc chuyên chở). Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam khai thác.

Vì sao chi phí logistics cao?

Tuy nhiên hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Theo các chuyên gia, vận tải đa phương thức chưa phát triển, quy mô doanh nghiệp logistics quá nhỏ… là những lý do khiến ngành logistics chưa thể bứt phá.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là chi phí dịch vụ chưa cạnh tranh tốt, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc các doanh nghiệp hạn chế về quy mô, vốn, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực.

Còn theo Bộ GTVT, tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, chi phí vận tải luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics, cụ thể tỷ lệ này tại các nước như sau: Việt Nam khoảng 59%, Mỹ khoảng 63,6%, Thái Lan khoảng 53,5%.

Đối với từng mặt hàng khác nhau chi phí vận tải chiếm tỷ lệ khác nhau. Chẳng hạn với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, chi phí vận tải chiếm 51%, lưu kho chiếm 20%, xếp dỡ 23%, đóng gói 5% và cảng phí 1%; mặt hàng may mặc xuất khẩu chi phí vận tải là 61%, lưu kho 9%, xếp dỡ 19%, đóng gói 9% và cảng phí 2%; gạo xuất khẩu chi phí vận tải chiếm 58%, lưu kho chiếm 10%, xếp dỡ 24%, đóng gói 7% và cảng phí chiếm 1%; cây ăn trái chi phí vận tải chiếm 61%, lưu kho 14%, xếp dỡ 20%, đóng gói 5% và cảng phí là 1%.

Trong khi đó, tại một diễn đàn mới đây tại TPHCM, ông Nguyễn Duy Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết thời gian thông quan hàng hóa là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí logistics. “Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Trên 100.000 mặt hàng phải qua kiểm tra chuyên ngành, tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2-3 lần chiếm 58%” – ông Minh nói.

Tất cả thực trạng nói trên cho thấy cần những giải pháp tổng thể, đồng bộ với quyết tâm của các cơ quan liên quan. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận, logistics phải được coi là một trong những ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng, đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam./.

Hội nghị đầu tuần tới nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những bất cập, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đồng thời bàn các giải pháp giảm chi phí dịch vụ logistics, kết nối có hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Hội nghị.

Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng báo cáo tổng hợp về các giải pháp giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông; đồng thời, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong công tác tổ chức Hội nghị.

Bộ Công Thương xây dựng báo cáo về giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng báo cáo về các giải pháp tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực logistics.

Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về các giải pháp giảm chi phí logistics liên quan đến thủ tục hải quan, các giải pháp liên quan đến các quy định về thuế để hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vận tải.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng báo cáo về các giải pháp liên quan đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá chi phí trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Theo Chinhphu.vn

Tags:

相关文章