Sáng 12/6,ữlạmpháttheomụctiêumỗithángcòndưđịaCPItăkqbd arap xeut Ban Chỉ đạo điều hành giá họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo, đánh giá tình hình quản lý, điều hành giá 6 tháng đầu năm và bàn định hướng những tháng còn lại của năm.
Nửa đầu năm, giá cả theo đúng kịch bản đề ra
Đại diện Bộ Tài chính - cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã có báo cáo tại cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: Đức Minh. Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết, trong nửa đầu năm, giá cả thị trường biến động theo quy luật hàng năm tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm cận Tết và tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sau đó giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Sang tháng 4 và tháng 5 năm 2024, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
Về điều hành giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đối với giá xăng dầu, về cơ bản không có nhiều biến động. Tính đến ngày 6/6/2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 23 kỳ điều hành giá. Giá xăng dầu trong nước cơ bản có xu hướng tăng trong 4 tháng đầu năm sau đó giảm trở lại từ cuối tháng 4 cho đến nay về mức giá gần tương đương so với đầu năm.
Đối với mặt hàng điện, giá bán lẻ điện bình quân sau khi được điều chỉnh 2 lần trong năm 2023 thì hiện ở mức là 2.006,79 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong tháng 3, Bộ Công thương đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024.
Dịch vụ vận tải, qua theo dõi của Bộ Giao thông vận tải, mặt bằng chung giá vé máy bay hiện đã giảm so với giai đoạn cao điểm trước. Giá vé (chưa gồm thuế, phí, dịch tăng thêm…) của các hãng trong giai đoạn tháng 5/2024 trên các đường bay nội địa hạng phổ thông dao động khoảng 30 - 70% mức tối đa theo quy định. Để chuẩn bị cho mùa du lịch hè sắp tới và giai đoạn đến cuối năm, các hãng hàng không đều có các dải giá với đa dạng các mức giá khác nhau, trong đó đã có thêm nhiều chuyến bay có giá rẻ cho hành khách lựa chọn.
Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã tăng nhanh trở lại từ đầu tháng 5 năm 2024 do bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột vũ trang tại Biển Đỏ dẫn đến tàu thuyền phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng; sự tắc nghẽn cục bộ tại cảng Singapore dẫn đến tàu thuyền phải chờ đợi, làm tăng chi phí và thiếu container rỗng.
Giá mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, như giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tháng 5 so tháng trước, giá lợn hơi tăng từ 3%-10%, giá thịt gà công nghiệp tăng trong khi giá thịt bò hơi ổn định, giá một số loại rau xanh tăng do nhu cầu tiêu thụ mạnh…
Kịch bản cao nhất, lạm phát không vượt quá mục tiêu
Dự báo giá cả thị trường thời gian tới, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá, như: Giá dịch vụ giáo dục, y tế, giá điện...
Áp lực đến từ giá điện, tại báo cáo Ban Chỉ đạo quý I, Bộ Công thương kiến nghị trong năm 2024 cần xem xét việc điều chỉnh giá điện. Hiện Bộ Công thương chưa đề xuất phương án cụ thể.
Dự báo giá xăng dầu còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính dự báo thời gian tới, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng như: giá xăng dầu dự báo còn biến động phức tạp theo diễn biến giá và cung cầu thế giới; giá gạo xuất khẩu Việt Nam khả năng có thể vẫn duy trì được mức giá cao trên thị trường thế giới; giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và phụ thu đối với hàng hóa container tại cảng biển đang tăng mạnh gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp...
Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố góp phần giảm áp lực lạm phát, như: Lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2024 giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh “nhập khẩu lạm phát”; sản xuất nông nghiệp trong nước được kỳ vọng tiếp tục diễn biến thuận lợi, nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là nhân tố quan trọng giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT... góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ...
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát CPI bình quân cả năm ở mức 4 - 4,5%; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu (giá xăng dầu, giá gas, giá lương thực, thực phẩm, giá vật liệu xây dựng, giá nhà ở thuê) kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện tác động đến mặt bằng giá những tháng còn lại năm 2024, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 3,72 - 4,5%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8% - 4,5%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 - 4,5% và có thể lên 4,6% nếu có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng lúc.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 7 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,39 - 0,6% để đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4,0% - 4,5% theo mục tiêu đề ra.
Để kiểm soát lạm phát năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội đề ra, trong thời gian còn lại của năm 2024, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã giao tại các Thông báo kết luận họp Ban chỉ đạo định kỳ.
Trong đó tập trung chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4 - 4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống./.
顶: 63375踩: 8Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 7 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,39 - 0,6% để đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4,0% - 4,5% theo mục tiêu đề ra.
【kqbd arap xeut】Giữ lạm phát theo mục tiêu, mỗi tháng còn dư địa CPI tăng 0,39
人参与 | 时间:2025-01-24 23:54:37
相关文章
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu ngay từ 11/7
- Ông Lương Quốc Đoàn giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
- Thủ tướng: Việc chống dịch có chiều hướng tốt, cần phát huy thành quả
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- Khẳng định vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dân
- Sẽ đề xuất với UBND TP Hà Nội tổ chức ăn bán trú cho học sinh lớp từ lớp 1 đến lớp 6
- Ông Phan Văn Giang: Chúng ta là những nhà lãnh đạo quốc phòng vì hòa bình
- Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- Tổng Bí thư dự hội nghị quán triệt Nghị quyết 12 về xây dựng lực lượng Công an nhân dân
评论专区