当前位置:首页 > Thể thao

【ket qua bd c1】Nhiều địa phương có tốc độ tiêm vắc xin Covid

Quỹ vắc xin phòng,ềuđịaphươngcótốcđộtiêmvắket qua bd c1 chống Covid-19 đã xuất 143 tỷ đồng thanh toán tiền mua vắc xin
Thủ tướng Chính phủ: Quyết tâm có vắc xin sản xuất trong nước vào tháng 9
Tăng tốc tiêm chủng, có thể mỗi ngày tối đa 2 triệu mũi vắc xin
Nhiều địa phương có tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 chậm

Mới đây, Bộ Y tế đã chỉ đích danh 8 tỉnh có tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 chậm, chủ yếu là các tỉnh phía Nam, cụ thể: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hoá.

Đợt thứ 5, tỉnh Đồng Nai được Bộ Y tế phân bổ 157.000 liều vắc xin, trong đó 73.000 liều vắc xin AstraZeneca và 84.000 liều Moderna. Theo đó, thời gian triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 5 bắt đầu từ ngày 16-25/8 và tổ chức tiêm vét từ ngày 26-30/8. Tính đến ngày 12/8, toàn tỉnh Đồng Nai đã có hơn 220.000 người thuộc các đối tượng ưu tiên được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, trong đó đợt 4 đang triển khai có hơn 141.0000 người được tiêm, còn lại là những người được tiêm trong 3 đợt trước.

Để đẩy nhanh tiến độ tiêm, Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu các đơn vị được phân bổ vắc xin, phải căn cứ số lượng vắc xin được phân bổ và tình hình dịch tại địa phương, các khu vực cách ly để xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng vắc xin; lập danh sách cụ thể các đối tượng được tiêm đợt 5 theo số lượng đã được phân bổ và địa bàn phụ trách; sắp xếp thời gian tiêm và số lượng người tiêm phù hợp, đảm bảo giãn cách, tránh tập trung đông người; triển khai tiêm chủng trong thời gian hợp lý, hạn chế tối đa hao phí vắc xin…

Là một trong những địa phương có tốc độ tiêm chậm, bác sĩ Tô Thành Tài, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm Soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh giải thích, lực lượng y tế của địa phương quá mỏng. Những ngày đầu thực hiện địa phương tiêm chủng còn nhập liệu rất thủ công, chưa có sự đồng bộ giữa ngành y tế và đơn vị viễn thông thực hiện phần mềm tiêm. Khi Tây Ninh có dịch, nhân lực y tế phải tỏa xuống toàn bộ các huyện, thị xã, về tận cơ sở chống dịch, căng sức trên khắp các mặt trận, nên tốc độ tiêm chậm.

Hiện dân số tỉnh Cà Mau khoảng gần 1,2 triệu người. Theo ước tính, tỉnh này cần tiêm cho khoảng 815.000 người để đạt được miễn dịch cộng đồng. Nhu cầu vắc xin để đạt được miễn dịch cộng đồng vào khoảng 1,63 triệu liều. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau cho biết, Cà Mau cơ bản đã tiêm hết số lượng vắc xin được phân bổ là 123.670 liều vắc xin Covid-19 cho người dân ở những vùng được đánh giá có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh.

Theo Bộ Y tế, hiện Cà Mau đang là một trong những địa phương có tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 nhanh trong cả nước. Để triển khai tiêm vắc xin nhanh, tỉnh Cà Mau đã huy động 2.044 nhân lực, thành lập 181 điểm tiêm chủng, ước tính trung bình mỗi điểm tiêm được khoảng 220 liều/ngày, công suất tối đa của tất cả điểm tiêm chủng là khoảng 40.000/ngày.

Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 ngày 13/8, Hà Nội đã được phân bổ hơn 2,9 triệu liều vắc xin (bao gồm cả các bệnh viện, viện, đơn vị... của trung ương đóng trên trên địa bàn thành phố). Hà Nội đã thực hiện tiêm gần 1,7 triệu liều vắc xin, trong đó gần 30% dân số trên 18 tuổi ở Thủ đô đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ Y tế đã rất tích cực để tiếp cận các nguồn vắc xin Covid-19 nhằm đưa vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và nhiều nhất có thể để tiêm cho người dân. Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ cho các Viện và địa phương khoảng trên 18 triệu liều để triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp, đánh giá của cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiêm chủng quốc gia cho thấy, có tình trạng tại một số địa phương tiến độ tiêm chủng vắc xin chậm so với số lượng vắc xin được phân bổ.

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu, địa phương nào hiện chưa xây dựng kế hoạch tiêm chủng tổng thể đến tháng 4/2022 thì cần xây dựng ngay và trình UBND tỉnh phê duyệt để trên cơ sở đó, từng đợt vắc xin nhận về triển khai tiêm chủng ngay, nhanh nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất.

Được biết, hiện Bộ Y tế đã hướng dẫn các tỉnh thành lập quy hoạch cụ thể số lượng vắc xin dự kiến được nhận để thành phố chủ động hơn trong triển khai tiêm chủng. Đồng thời có công văn đôn đốc các tỉnh, thành phố khẩn trương tiêm, không được tồn vắc xin trong kho.

分享到: