【ty le anh】Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo |
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Dự án này được Quỹ Hợp tác Hải quan Trung Quốc (CCF Trung Quốc) tài trợ. Hội thảo với sự tham gia của 34 đại biểu từ 23 cơ quan Hải quan thành viên WCO và các diễn giả từ các học viện, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế, các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau đóng vai trò quan trọng việc xác định các nội dung thảo luận xung quanh các công nghệ đột phá và ứng dụng công nghệ trong thực tiễn quản lý hải quan.
Lễ khai mạc có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao từ Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Indonesia (DGCE), Trung tâm Đào tạo Khu vực WCO tại Indonesia và Cơ quan Một cửa quốc gia Indonesia. Tại đây các nhà lãnh đạo đã cam kết áp dụng cách tiếp cận hợp tác để đổi mới công nghệ trong lĩnh vực Hải quan. Đại diện của DGCE nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến bộ công nghệ và sự cần thiết phải đảm bảo liên tục nghiên cứu và thích ứng trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của Hải quan.
Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung vào thảo luận về phương pháp tư duy tiến bộ, tương lai của công nghệ trong quy trình thực hiện thủ tục hải quan, thảo luận chuyên sâu vào nhiều chủ đề đa dạng liên quan đến công nghệ đột phá, bao gồm các yêu cầu pháp lý, quy trình kinh doanh và ứng dụng đổi mới công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, Internet of Things, blockchain...
Trong thời gian diễn ra hội thảo, các chuyên gia có chuyến thăm quan Trụ sở Hải quan Indonesia và Cục Công nghệ Thông tin, chứng kiến các kết quả của các dự án Hải quan thông minh quốc gia, đặc biệt đề cập đến lĩnh vực kiểm soát hành khách và quản lý rủi ro, từ đó các chuyên gia có được những hiểu biết thực tế trực quan về lợi ích tiềm năng liên quan đến việc áp dụng các công nghệ đột phá.
Các đại biểu thăm quan Tổng cục Hải quan và Thuế quan Indonesia. |
Các bên tham gia hội thảo đều đi đến thống nhất rằng mặc dù công nghệ có thể nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của Hải quan nhưng việc áp dụng đòi hỏi một cách tiếp cận hệ sinh thái và quản lý thay đổi mạnh mẽ để giải quyết những khác biệt về văn hóa.
Trên hết, công nghệ nên được xem như một công cụ đổi mới giúp biến đổi không chỉ các quy trình mà còn cả vai trò và thực tiễn của các cá nhân, thúc đẩy những cải tiến có ý nghĩa về hiệu suất.
Nhiều kinh nghiệm quý đã được chia sẻ tại hội thảo liên quan đến các sản phẩm của Dự án Hải quan thông minh của WCO, bao gồm các báo cáo toàn diện sẽ được phát hành để đưa ra các giải pháp đối với các thách thức triển khai của các công nghệ được chọn, bao gồm AI, điện toán đám mây và chuỗi khối.
Đây là hội thảo thứ 2 trong chuỗi hội thảo khu vực thuộc Dự án Hải quan thông minh của WCO, sự kiện này đã củng cố mối liên kết mạng lưới chuyên gia nhằm tiếp tục trao đổi mang tính xây dựng thông qua Cổng Cộng đồng Hải quan thông minh, hiện đang được phát triển trong khuôn khổ Dự án Hải quan thông minh của WCO. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để kết nối mạng, trao đổi hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giữa các thành viên của WCO.
Tại bài phát biểu bế mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu vực WCO Indonesia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo này trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan Hải quan, thể hiện sự quan tâm của WCO về sự cần thiết phải phản ánh yếu tố con người trong công nghệ, qua đó đảm bảo rằng công nghệ phù hợp với giá trị con người.
Hội thảo đã kết thúc bằng việc nhấn mạnh sự công nhận niềm tin là nền tảng để tiếp thu công nghệ thành công, yêu cầu bảo mật dữ liệu, tính minh bạch và sự tham gia tích cực của các bên liên quan phù hợp với chủ đề của năm của WCO: “Hải quan thu hút các đối tác truyền thống và đối tác mới có mục đích”.
Từ hội thảo cho thấy được tầm quan trọng sống còn của việc xây dựng năng lực toàn diện và áp dụng cách tiếp cận chiến lược, có thể mở rộng để tích hợp công nghệ.
Điều này sẽ giúp hợp lý hóa sự phức tạp của các công nghệ đa tầng, được kết nối với nhau, đảm bảo việc áp dụng suôn sẻ hơn và tác động lâu dài lớn hơn.
Cách tiếp cận này bao gồm việc quản lý các rủi ro hiện hữu và lường trước những hậu quả không lường trước được, chẳng hạn như tác động đến môi trường và các mối đe dọa an ninh mạng.
Trong thời gian tới, Dự án Hải quan thông minh của WCO sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo khu vực về các công nghệ đột phá ở các khu vực khác của WCO.