Công nhân sản xuất tại một phân xưởng của Skyworth ở Quảng Châu,ýdokhiếnTrungQuốccóthểkhôngbaogiờtrởthànhnềnkinhtếlớnnhấtthếgiớthông tin các trận đấu tối nay thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 10/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN |
Theo xu hướng hiện tại, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và giành vị trí đầu tiên trong các nền kinh tế toàn cầu sau khoảng một thập kỷ nữa. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo cho kết quả đó.
Theo Bloomberg, các yếu tố kể trên có thể khiến Trung Quốc mãi mắc kẹt ở vị trí số 2 sau Mỹ. Bloomberg Economics đã lập mô hình ba kịch bản có thể diễn ra ở Trung Quốc.
Kịch bản thứ nhất là kịch bản khả quan nhất với Trung Quốc: Nước này sẽ vượt qua Mỹ vào đầu những năm 2030.
Đổi mới, sáng tạo là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển và với nguồn đầu tư lớn cho ngành nghiên cứu, phát triển, Trung Quốc đang vượt trội hơn hẳn. Nhờ đó, Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kịch bản thứ hai là khủng hoảng tài chính. Khi Nhật Bản tìm kiếm vị trí nền kinh tế hàng đầu, nước này đã chìm trong cuộc khủng hoảng nợ. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Trung Quốc. Tình trạng vay nợ tăng mạnh kể từ năm 2008 là một dấu hiệu đỏ.
Các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ có nợ cao, nhưng họ đã đạt được mức thu nhập cao. Ấn Độ và các nước thu nhập thấp khác có nợ thấp, tạo cho họ đòn bẩy để phát triển. Còn thu nhập thấp và nợ cao của Trung Quốc khiến Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn.
Tình trạng vỡ nợ của tập đoàn Evergrande và những rắc rối với các nhà phát triển bất động sản khác ở Trung Quốc cho thấy nền tảng không vững chắc. Kết quả là Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng tài chính, kéo tụt tốc độ tăng trưởng, có thể khiến Trung Quốc bị mắc kẹt ở vị trí thứ hai.
Kịch bản thứ ba là kinh tế giảm tốc. Không cần đến một cuộc khủng hoảng tài chính mới có thể làm chậm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Kết hợp các yếu tố như tách biệt với thế giới, cản trở về nhân khẩu học và điểm yếu trong quản trị có thể gây ra tác động tương tự.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã không còn nóng như trước, nhưng mức thuế mà Mỹ áp với hàng hóa Trung Quốc vẫn còn cao. Tình trạng tự cô lập quốc tế, đặc biệt là do COVID-19, cộng với những rào cản đối với thị trường toàn cầu và công nghệ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc.
Chương trình nghị sự thịnh vượng chung của Trung Quốc nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng, nhưng nó đã giáng một đòn mạnh vào các doanh nhân.
Chấm dứt chính sách một con là tia sáng hi vọng, nhưng dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm sẽ là lực cản đối với tăng trưởng.
Kết quả là Trung Quốc có thể đi vào con đường tăng trưởng chậm hơn, luôn phải đuổi kịp Mỹ nhưng không thể bỏ xa.