【kết quả oman】Tỷ giá 2021 sẽ ít biến động, doanh nghiệp đừng chủ quan

Khoảng 200 gian hàng giá bình ổn tại Lễ hội Tết Việt 2021
Xuất khẩu da giày sẽ hồi phục trong năm 2021
Lãi suất năm 2021 sẽ ổn định ở mức thấp
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?ỷgiásẽítbiếnđộngdoanhnghiệpđừngchủkết quả oman
Xuất khẩu nông sản nhắm đích trên 42 tỷ USD năm 2021
Tỷ giá 2021 sẽ ít biến động, doanh nghiệp đừng chủ quan
DN cần tìm kiếm những công cụ, giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Ảnh: ST

Sẽ không biến động nhiều

Nhóm chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận định, VND tăng giá sẽ không chỉ giảm nhẹ cáo buộc “thao túng tiền tệ” của Mỹ với Việt Nam, mà còn kích thích dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm bớt gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài, giảm bớt mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam... Nhưng VND tăng giá sẽ làm xuất khẩu bất lợi, nhập khẩu sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, VNDirect cho rằng, cơ cấu đa số hàng xuất khẩu hiện nay đều có một tỷ trọng lớn nguyên liệu nhập khẩu, nên sự bất lợi hay có lợi từ việc tăng, giảm tỷ giá (nếu có) là không rõ ràng, rất khó phân định.

Trao đổi với báo chí mới đây về điều hành tỷ giá năm 2021, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo nguyên tắc linh hoạt, không cố định, mà ổn định tỷ giá trên cơ sở cân đối cung cầu ngoại tệ. Việc điều hành tỷ giá phải hài hòa cả nhập khẩu, xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán…

Ngoài ra, theo các chuyên gia, năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phải điều hành tỷ giá thận trọng hơn, nhưng với thanh khoản hệ thống dồi dào và dự trữ ngoại tệ kỷ lục như hiện nay thì tỷ giá năm 2021 sẽ không biến động nhiều. Đặc biệt, theo VNDirect, ngay cả trường hợp tiền đồng lên giá cũng không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam, trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực cũng lên giá mạnh so với đồng USD, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc).

Hơn nữa, mấy năm trở lại đây, mỗi khi thị trường ngoại tệ có “sóng”, NHNN đều ra tuyên bố có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung - cầu thị trường, giúp thị trường nhanh chóng ổn định trở lại. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước hưởng lợi phần nào, tránh được rủi ro tỷ giá.

Không những thế, với sự ổn định của tỷ giá, nhiều doanh nghiệp trong năm 2020 đã thu được lợi ích đáng kể. Đơn cử, với Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC), báo cáo tài chính quý 3/2020 của doanh nghiệp này cho thấy tỷ giá ổn định đã giúp Minh Phú chỉ còn phải ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa đến 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chịu lỗ hơn 36 tỷ đồng vì chi phí này. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có dự án vay vốn bằng ngoại tệ cũng sẽ giảm được khá nhiều chi phí tài chính nhờ sự ổn định, ít tăng giá của VND.

Phải lên phương án hạn chế rủi ro

Mặc dù vậy, với biên độ biến động của tỷ giá USD/VND được các chuyên gia dự báo trong khoảng +/-0,5% thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn phải cẩn trọng, đưa ra các phương án dự phòng cần thiết. Đặc biệt, theo các doanh nghiệp, thời gian này là thời điểm gần tết Nguyên đán, luôn là mùa cao điểm trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, vì thế, nguồn cung ngoại tệ có thể bị thu hẹp. Hơn nữa, diễn biến của ngoại tệ đều có tính bất ngờ, dù chỉ trong ngắn hạn cũng đều có tác động tới doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch và suy thoái kinh tế như hiện nay.

Nói về phương án chủ động của doanh nghiệp, ông Ngô Thế Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Thắng Lợi cho hay, để chủ động, doanh nghiệp đã đưa những khoản chi phí rủi ro về tỷ giá vào kế hoạch tài chính hàng năm, ở mức khoảng 3% tổng chi phí. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm khoản tài chính cần thiết để bù trừ khi tỷ giá gia tăng. Nếu chi phí được hưởng lợi thì khoản tiền này cũng sẽ được cân đối để lại làm khoản dự phòng cho năm sau. Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, phương thức chủ động đơn giản nhất là yêu cầu khách hàng thanh toán ngay thay vì vài tháng sau mới trả; hoặc các DN có thể sử dụng biện pháp hoán đổi tiền tệ, hợp đồng tương lai, các công cụ tỷ giá phái sinh, bảo hiểm tỷ giá… tại các ngân hàng với chi phí không cao nhưng rất thuận tiện và an toàn; hoặc nhập khẩu dự trữ nguồn hàng trước 1-3 tháng để đề phòng rủi ro...

Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong cả năm 2020 khiến giao thương có phần hạn chế, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, nhiều doanh nghiệp vẫn chốt được đơn hàng đến quý 1, thậm chí quý 2/2021, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn hàng thuận lợi với giá cả ổn định cho những tháng đầu năm. Đại diện Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công cho biết, doanh nghiệp hiện đã nhận đủ đơn hàng đến hết quý 1/2021 và bắt đầu nhận đơn cho quý 2/2021. Thị trường phục hồi mạnh nhất là Mỹ trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc đi ngang.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp cũng chia sẻ, do ảnh hưởng của đại dịch là toàn cầu, nên nhiều đối tác nước ngoài dù đã ký kết hợp đồng, đã giao xong hàng nhưng vẫn “khất” nợ, có khi lên tới 180 ngày, khiến doanh nghiệp vừa thiếu tài chính để sản xuất các đơn hàng tiếp theo, vừa lo biến động tỷ giá có thể khiến giá trị đơn hàng bị giảm xuống.

Có thể nói, những rủi ro của các doanh nghiệp về tỷ giá sẽ được hạn chế nếu doanh nghiệp sử dụng đúng phương thức phòng ngừa, chiến lược kinh doanh cũng phải mang tính dự báo dài hơi.

Nhà cái uy tín
上一篇:Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
下一篇:Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng