游客发表
发帖时间:2025-01-26 07:11:58
Chiều 30/5,àinguyênnướcViệtNamQuánhiềuquábẩnvàquáísoi kèo bóng đá trực tiếp hôm nay tại Hà Nội, WB phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố kết quả nghiên cứu độc lập “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, thực tế Việt Nam là nước nghèo về tài nguyên nước. Nước vào Việt Nam có tới hơn 60% là từ các lưu vực sông quốc tế và Việt Nam không kiểm soát được 63% lượng nước của mình. Lượng nước tập trung vào mùa mưa vào những vùng khác nhau, lúc thì thừa nước gây tai họa, thiên tai, khi thì hạn hán thiếu nước.
Thông tin thêm về thực trạng của tài nguyên nước của Việt Nam, ông Ousmane Dione cho biết, trên 90% lượng nước hiện đang được sử dụng để tưới tiêu và và nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước. Tuy nhiên, giá trị từ mỗi đơn vị (m3) nước được sử dụng, Việt Nam chỉ tạo ra 2,37 USD GDP trong khi mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD, cao hơn gần 10 lần.
Theo ông Ousmane, biến đổi khí hậu, hạn hán và lũ lụt xuất hiện nhiều hơn, đồng thời thiên tai gần đây đã cho thấy những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng và khả năng chống chịu rất thấp. Báo cáo của WB cho thấy, mức độ gia tăng của các mối hiểm họa liên quan đến nước, đặc biệt là lũ lụt và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, có thể khiến GDP của Việt Nam giảm đi khoảng 6% mỗi năm vào năm 2035.
“Tóm lại, chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng cận kề, mà tôi gọi là quá nhiều, quá bẩn và quá ít” - ông Ousmane nhận định. Quá nhiều nước vì những tác động tàn phá của lũ lụt, bị biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm, đang gây tổn hại trước hết và nhiều nhất cho người nghèo. Quá bẩn vì quá nhiều nước thải không được thu gom hoặc xử lý. Trong khi các ngành công nghiệp ngày tăng trưởng và tốc độ thị hóa cũng vậy. Quá ít nước do bị thay đổi bởi cả biến đổi khí hậu và quản lý nước yếu kém, nên hạn hán đang trở nên thường xuyên hơn và tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng ở một số vùng trên cả nước vào mùa khô.
Để giải quyết cơn khủng hoảng này, theo ông Ousmane, cần phải cải thiện quản trị ngành nước; đẩy mạnh công tác quản lý liên ngành và tích hợp đối với các lưu vực sông, nâng cao năng lực con người và tài chính của các cơ quan, đồng thời tăng cường sự tham gia của tác tổ chức xã hội nghề nghiệp; lập quy hoạch chặt chẽ cho các con sông lớn, tương tự như đang triển khai với sông Mê Kông.
Tiếp theo là cần phải nâng cao hiệu quả tham gia của khu vực tư nhân. Theo nghiên cứu của WB, Việt Nam sẽ cần khoảng 12,4 triệu USD - 18,6 triệu USD mỗi ngày vào năm 2030 để xử lý nước thải - tức là 5 - 6 tỷ USD mỗi năm. Trong bối cảnh eo hẹp về ngân sách, cần cải thiện việc phân bổ nguồn lực tài chính, tăng cường thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân nhiều hơn, đồng thời gắn các biện pháp ưu đãi với các mục tiêu chính sách chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng; cải thiện việc cung cấp dịch vụ nước, nước thải, thoát nước và tưới tiêu, đồng thời đảm bảo khả năng chống chịu trước khủng hoảng khí hậu.
“Nếu như không có những hành động quyết liệt thì tài nguyên nước, một yếu tố động lực đã và đang thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam, sẽ trở thành một cản trở của sự phát triển. Nếu hành động sớm thì sẽ đảm bảo được rằng tài nguyên nước vẫn sẽ tiếp tục là một yếu tố chủ chốt giúp Việt Nam phát triển thịnh vượng hơn” - ông Ousmane khẳng định./.
Thảo Miên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接