TheĐiềukiệnkinhdoanhvậntảibằngxeôtôcủaBộGTVTgâytắcđườdự đoán tỷ số ac milano báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho đến nay, Luật Giao thông đường bộ đã có hiệu lực 10 năm, và trong khoảng thời gian đó, đã có 03 Nghị định hướng dẫn quy định nêu trên của Luật Giao thông đường bộ. Đây là lần thứ 4 Bộ GTVT đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, để thay thế nghị định 86/2014/NĐ-CP.
“Như vậy, cứ trung bình khoảng hơn 2 năm, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ thay đổi hướng dẫn về kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô. Thực tế này chứng tỏ rằng các Nghị định nói trên, nhất là các quy định về điều kiện kinh doanh, đã không thành công, trong giải quyết các vấn đề của kinh doanh vận bằng ô tô. Vì vậy, rất cần một hệ thống tư duy và cách tiếp cận mới trong soạn thảo Nghị định này, nhất là các quy định về điều kiện kinh doanh”, CIEM nhận định.
Đặc biệt, nhiều ý kiến còn bày tỏ lo ngại khi cho rằng mặc dù dự thảo đã đơn giản hoá, bãi bỏ một số quy định về điều kiện kinh doanh, nhưng nhìn tổng thể, dự thảo đã không theo tinh thần bãi bỏ, cắt giảm mạnh mẽ các điều kiện kinh doanh, trái lại, đưa thêm vào một số điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính mới bất hợp lý, không cần thiết. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng dự thảo “dường như còn đưa ra nhiều điều kiện hơn cả Nghị định cũ”.
Luật sư Trương Thanh Đức thì nhận định dường như ngành giao thông “không chỉ tắc đường mà còn đang tắc tư duy” khi dự thảo còn nhiều quy định hết sức bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn.
“Như quy định xe tải phải có biển chữ “xe tải”. Hay xe hợp đồng trước khi thực hiện hợp đồng phải thông báo tới Sở GTVT về nội dung hợp đồng; hợp đồng vận tải phải có thông tin “hạng giấy phép lái xe, số giấy phép lái xe” của lái xe, “năm sản xuất” của phương tiện… Tôi đi xe từ Hà Nội xuống Hải Phòng nhưng sao cứ phải khai đủ các thông tin như xuất cảnh ra nước ngoài”, ông Đức bình luận.