TheýgiảisựchênhlệchxuấtkhẩukhoángsảnsangTrungQuốkeonhacai malaysiao Tổng cục Hải quan, các mặt hàng khoáng sản (than, quặng, khoáng sản) xuất khẩu có mã HS (mã hàng hóa) thuộc các Chương 25, 26 và từ nhóm 2701 đến 2704 của Chương 27.
Trên cơ sở thống kê của Hải quan Việt Nam và nguồn số liệu từ “Cơ sở dữ liệu thương mại của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNCOMTRADE)” (số liệu của Trung Quốc do Hải quan Trung Quốc báo cáo) cho thấy có sự chênh lệch trong thống kê xuất khẩu hàng khoáng sản Việt Nam sang Trung Quốc của Hải quan Việt Nam với số liệu thống kê nhập khẩu của Trung Quốc. Mức chênh lệch lần lượt là 133,4 triệu USD năm 2015 và 386,3 triệu USD năm 2014.
Theo số liệu của UNCOMTRADE thì tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa thuộc các Chương 25, 26 và 27 (từ nhóm 2701 đến 2701) có xuất xứ từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 253,7 triệu USD năm 2015 và 781,2 triệu USD năm 2014.
Như vậy, chưa có cơ sở cho thấy kim ngạch xuất khẩu khoáng sản Việt Nam và Trung Quốc đạt 5 tỷ USD.
Vậy tại sao có sự chênh lệch về số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Lý giải vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho rằng, việc chênh lệnh số liệu thống kê hàng hóa song phương giữa các nước theo các nguồn số liệu thống kê khác nhau là phổ biến và không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân chênh lệch số liệu đã được Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tổng cục Thống kê phân tích và báo cáo giải trình đến lãnh đạo các cấp. Theo đó, có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này do phương pháp thống kê và vấn nạn buôn lậu.
Nguyên nhân thứ nhất, đáng chú ý trị giá hàng hóa thống kê của nước xuất khẩu thường căn cứ vào giá FOB (không có chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa) trong khi nước nhập khẩu căn cứ giá CIF (bao gồm cả chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa). Như vậy, có thể thấy theo cách thống kê này trị giá của nước xuất khẩu sẽ thấp hơn ở nước nhập khẩu.
Nguyên nhân thứ hai có tác động không nhỏ đến sự chênh lệch này là do vấn nạn buôn lậu làm ảnh hưởng đến thống kê trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thực tế ở Việt Nam và khu vực biên giới với Trung Quốc nói riêng (cả trên bộ, trên biển) tình hình buôn lậu luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các mặt hàng là quặng sắt, quặng titan, than đá…, luôn nóng và diễn biến phức tạp.
Thời gian qua, Hải quan Việt Nam và lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, trong đó có các vụ xuất lậu than. Đơn cử như tại Quảng Ninh- địa bàn nóng về vấn nạn buôn lậu than, trong 6 tháng đầu năm 2016, địa phương này đã bắt giữ, xử lý 77 (khởi tố 2 vụ, 15 đối tượng); tịch thu 6.519,1 tấn than các loại./.
Công khai số liệu thống kê Tổng cục Hải quan cũng cho biết, theo định kỳ định kỳ 15 ngày và hàng tháng ngành đã công bố công khai số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Lịch công bố thông tin đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt và thông báo trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) tại Chuyên trang Thống kê Hải quan và được công chúng, các bộ, ngành sử dụng rộng rãi. Tại biểu xuất khẩu hàng hóa theo kỳ và biểu xuất khẩu hàng hóa theo tháng đều có thống kê số liệu xuất khẩu mặt hàng than đá, quặng và khoáng sản khác. Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ phân tổ theo nhóm hàng chính cũng được công bố (xuất khẩu hàng hóa sang một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu). |
Ngọc Linh