【kết quả đá banh hôm nay】Vùng ngọt oằn mình chống mặn
时间:2025-01-11 04:01:43 出处:Cúp C1阅读(143)
Vùng ngọt hoá của Cà Mau được quy hoạch chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, một phần huyện Thới Bình và TP Cà Mau, trong đó chủ đạo là huyện U Minh và Trần Văn Thời, với hệ sinh thái rừng tràm, sản xuất lúa hai vụ và nuôi thuỷ sản nước ngọt. Thế nhưng, hệ thống xử lý nước ngọt không đáp ứng nhu cầu sản xuất của từng vùng, dẫn đến sự xâm mặn vào nội đồng ngày càng nghiêm trọng.
Vùng ngọt hoá của Cà Mau được quy hoạch chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, một phần huyện Thới Bình và TP Cà Mau, trong đó chủ đạo là huyện U Minh và Trần Văn Thời, với hệ sinh thái rừng tràm, sản xuất lúa hai vụ và nuôi thuỷ sản nước ngọt. Thế nhưng, hệ thống xử lý nước ngọt không đáp ứng nhu cầu sản xuất của từng vùng, dẫn đến sự xâm mặn vào nội đồng ngày càng nghiêm trọng.
Công trình thuỷ lợi thiếu và yếu
Quy hoạch sản xuất vùng ngọt được bao bọc bởi hệ thống đê bao chính gồm: đê ven sông Cái Tàu, đê biển Tây, tuyến lộ nhựa kết hợp đê bao U Minh - Khánh Hội, tuyến đường kết hợp bờ bao Tắc Thủ - Co Xáng, đê Minh Hà, đê hữu Sông Đốc và nhiều tuyến khác. Đồng thời, toàn vùng thời gian qua đã được triển khai xây dựng hàng loạt các cống ngăn mặn chống tràn trên hệ thống đê bao, nhiều cống khá quy mô và hiện đại như: Tiểu Dừa, Hương Mai, Lung Ranh, Rạch Dinh, Biện Nhị, Sào Lưới, Ba Tỉnh, T21, T25, Đá Bạc, Kênh Mới... cùng hàng loạt các đập lớn nhỏ khác... nhằm tiến tới mục tiêu ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn bảo vệ sản xuất của người dân. Tuy nhiên, thực tế mục tiêu này chưa thể đạt được khi diện tích vùng ngọt bị xâm mặn ngày càng tăng lên.
Tuyến đê biển Tây đang xuống cấp trầm trọng, nhiều đoạn có khả năng tràn nếu không được nâng cấp kịp thời. |
Tình trạng xâm mặn hiện nay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, thế nhưng chủ yếu vẫn là hệ thống công trình thuỷ lợi vừa thiếu để có thể khép kín tiểu vùng, vừa yếu so với yêu cầu ngăn mặn, chống tràn. Vùng ngọt hoá của tỉnh hiện nay có địa hình thấp trũng, đây là khu vực sản xuất rất dễ bị ngập úng khi vào mùa mưa và khô hạn, thiếu nước ngọt vào mùa nắng. Hoạt động sản xuất của người dân nơi đây được bảo vệ chủ đạo từ tuyến đê biển Tây. Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai, tuyến đê biển Tây hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, nhiều đoạn công trình không đảm bảo so với mực nước triều, phải khắc phục tạm thời bằng việc đắp thêm bờ rộng khoảng 1,5 m trên mặt đê.
Không chỉ không đảm bảo cho mục tiêu chống tràn, mà năng lực tháo úng khi có mưa lớn cục bộ tại khu vực này hiện nay cũng rất thấp. Hơn 2.600 ha lúa của người dân xã Khánh Bình Tây bị thiệt hại từ 30-70% do ngập úng trong vụ mùa vừa qua cũng xuất phát từ nguyên nhân không tháo được úng. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Nguyễn Cảnh Hạnh cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số ba đầu vụ nên tình trạng ngập úng kéo dài, người dân xuống giống trễ, đến khi lúa trổ lại thiếu nước nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Là người sống ngay chân đê khu vực ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, ông Lưu Văn Trở cho biết, đợt triều cường trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, nước đã tràn lên mặt đê, nếu không có biện pháp nâng cấp kịp thời, khả năng tràn đê là hoàn toàn có thể xảy ra trong thời gian tới. Nhìn những đoạn bờ “cơm nếp” rộng khoảng hơn 1 m được đắp thêm trên mặt đê tại một số đoạn trên đê biển Tây đi qua xã Khánh Bình Tây, ông Trở lo ngại, với cường độ triều và sóng lớn trong mùa gió Tây Nam tới thì đê "mong manh quá".
Ngoài cao trình đê nhiều đoạn chưa đảm bảo, còn các cống được xây dựng với quy mô và công nghệ hiện đại khi đưa vào sử dụng chưa bao lâu đã xảy ra tình trạng rò rỉ nước mặn vào bên trong. Trong tổng số 59 cống, 14 đập lớn, nhỏ tham gia bảo vệ vùng ngọt hoá hai huyện U Minh và Trần Văn Thời đã có đến 23 cống, đập bị rò rỉ mặn.
Tình trạng rò rỉ mặn ở các cống đập nghiêm trọng nhất thời gian qua là tại cống Đá Bạc. Với quy mô và công nghệ áp dụng tại cống Đá Bạc được xếp vào hàng công trình vĩnh cửu. Thế nhưng, chỉ mới đưa vào sửu dụng khoảng mười năm, cống duy nhất trên tuyến đê biển Tây thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đã bị rò rỉ mặn nghiêm trọng. Độ mặn đo được tại miệng cống khoảng 20%o và vào khoảng 3,2 km bên trong vùng ngọt thì độ mặn dưới đáy các kinh, sông cũng đã là 5%o, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hưng và Khánh Hải. Ông Nguyễn Cảnh Hạnh cho biết, không thể lấy nước vào phục vụ tưới tiêu, nhất là trong thời gian vào vụ đậu xanh xuống ruộng bắt đầu ra trái, người dân phải "chữa cháy" bằng cách đào hố trên ruộng để lấy nước tưới tiêu.
Xâm mặn do lợi ích trước mắt
Không riêng cống Đá Bạc mà nhiều cống khác trên tuyến đê biển Tây được xây dựng với công nghệ hiện đại như cống Kênh Mới, Kênh Tư, Bảy Ghe cũng xảy ra tình trạng rò rỉ với độ mặn cao (độ mặn đo được phía trong cống Bảy Ghe là 7%o). Không chỉ xuất phát từ sự cố công trình mà tình trạng xâm mặn tại những vùng quy hoạch ngọt hiện nay còn xuất phát từ sự "cố ý" của người dân. Tại nhiều khu vực trong vùng ngọt hoá, người dân cố tình đưa nước mặn vào nuôi tôm.
Là vùng ngọt hoá được xác định là vùng đệm của rừng tràm U Minh Hạ do tuyến đường nhựa từ thị trấn U Minh - Khánh Hội bao bọc. Thế nhưng, trong suốt thời gian dài vừa qua, người dân Ấp 1, xã Khánh Lâm vẫn có thể đưa nước mặn vượt lộ vào ruộng để nuôi tôm. Việc làm này diễn ra ngày càng nghiêm trọng, hệ quả là độ mặn dưới Kinh Dớn Hàng Gòn đã lên trên 13%o và ngấm sâu đến kinh T88.
Trong những tháng đầu năm, nhất là lợi dụng thời gian nghỉ Tết, người dân hai ấp Tân Thời và Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau đã phá năm đập để đưa nước mặn vào nuôi tôm. Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau Huỳnh Thanh Dũng cho biết: "Người dân khu vực này xin chuyển 156 ha đất lúa hai vụ sang nuôi tôm. Tuy nhiên, khi chưa có chủ trương thì hiện nay đã ngập mặn 65 ha và nhiễm mặn 95 ha. Đây là khu vực sản xuất lúa hai vụ được giữ hơn mười năm qua, do đó UBND thành phố sẽ kết hợp với Sở NN&PTNT xem xét kỹ để có giải pháp hợp lý nhất".
Việc công trình thuỷ lợi thiếu và yếu cộng thêm nhiều nơi người dân phá vỡ quy hoạch, phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm dẫn đến hệ quả là tình trạng xâm nhập mặn trong vùng ngọt hoá khá nghiêm trọng. Nếu không có giải pháp kịp thời từ đầu tư xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi, cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức của ngươi dân, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm thì vùng ngọt hoá ở Cà Mau sẽ bị nước mặn đe doạ, có nguy cơ bị "xoá sổ"./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
上一篇: Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
下一篇: Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
猜你喜欢
- Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- Mở rộng không gian phát triển
- Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty