Tích xưa trên gốm
Thi hương,kểkết quả bóng đá tokyo verdy thi hội, thi đình, tích xưa, tuồng cũ… và rất nhiều loại hình văn hóa Việt khác, từ ngàn xưa được ông cha gìn giữ với nhiều cách khác nhau. Nhưng các “tích” được lưu giữ trên gốm lại là một nét đặc biệt của dân tộc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Anh Nguyễn Phương Nam ở thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú là một trong số ít những người còn giữ đam mê sưu tập “món” này. Hơn 15 năm tìm tòi, bộ sưu tập của anh có vài trăm đến hàng ngàn sản phẩm gốm thuần Việt. Với anh, gốm dù xưa hay hiện đại đều có những giá trị riêng mà khi "bước chân vào" thì anh càng đam mê và không thể rời bỏ.
Yêu quý cách kể chuyện trên gốm, anh Nguyễn Phương Nam trân quý và luôn tìm cách lưu giữ những kỷ vật này
Khác với các đồ dùng trang trí hay vật thể lưu giữ văn hóa khác, những chi tiết, nét vẽ được khắc họa trên gốm, dù đơn giản hay phức tạp, đều có một câu chuyện riêng. Và để hiểu được, người chơi gốm như anh Nam phải cất công nghiên cứu, dành nhiều thời gian chọn lọc thông tin, bồi đắp thêm kiến thức để hiểu hơn từng câu chuyện xưa được lưu giữ trên gốm. Chỉ khi đã hiểu rồi mới cảm nhận hết giá trị độc đáo của gốm để lại trên từng sản phẩm. Anh nói: “Mỗi lần sưu tầm được một sản phẩm, nhìn họa tiết trên đó là mình phải mang sách ra để vừa đọc vừa tìm hiểu thêm. Càng “mê” thú chơi này, tôi càng nể phục cách người xưa “kể chuyện” cho con cháu đời sau”.
Những cái tích, cái tuồng được khắc họa trên gốm đa dạng và hấp dẫn lắm. Những câu chuyện về văn hóa dân gian, về cách trọng dụng nhân tài hay ý nghĩa cuộc sống đã được lưu giữ từ ngàn đời qua. Gốm xưa hay gốm hiện đại, cách “kể” chuyện luôn được các nghệ nhân lưu truyền một cách tinh tế và thu hút sự tò mò của người chơi. |
Anh Nguyễn Phương Nam |
Dành đam mê cho gốm phương Nam
Trong hàng trăm sản phẩm của mình, anh Nam dành sự ưu tiên hơn cả cho gốm sứ phương Nam. Gốm phương Nam nổi tiếng với làng gốm Biên Hòa, Lái Thiêu… có bề dày lịch sử và vẫn còn những lò gốm hiện diện cho đến ngày nay. Trong bộ sưu tập của mình, anh có cả sản phẩm từ những năm 1955 - là thời điểm mà gốm phương Nam đã bắt đầu được hình thành cho đến những sản phẩm hiện đại vừa mới sản xuất. Với một người có niềm yêu gốm như anh Nam thì dù gốm xưa hay hiện đại, vẫn chứa đựng nhiều giá trị to lớn mà chỉ có người đam mê mới có thể hiểu được.
Theo anh Nam, điểm ưu việt tạo nên vẻ đẹp của gốm sứ Nam bộ nói chung và gốm sứ Biên Hòa nói riêng chính là yếu tố thủ công. Từ công đoạn nhào đất, tạo hình bằng bàn xoay, từ in khuôn đến khắc chìm, tô men, trang trí trên gốm... đều làm thủ công, nên hoa văn rất tinh tế. Từ đó, một sản phẩm gốm đẹp hay không đẹp cũng có những tiêu chí riêng. “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”, khi một sản phẩm hội tụ 4 yếu tố đó chính là một sản phẩm hoàn hảo. Tuy nhiên, với người yêu gốm, đặc biệt là gốm xưa, tìm được một sản phẩm hội tụ 4 yếu tố đó là vô cùng khó, có khi một sản phẩm dù chỉ đáp ứng ¼ yếu tố đó đã là quá đẹp” - anh Nam chia sẻ về tiêu chí đánh giá một sản phẩm đẹp.
Là giáo viên nhưng anh Nam đã dành rất nhiều thời gian để chọn lọc thông tin, nâng cao hiểu biết về gốm sứ. Với anh, để có thể hiểu những giá trị văn hóa mà ông cha đúc kết trong sản phẩm gốm, đó là một sự tổng hòa nhiều yếu tố. Vẻ đẹp bên ngoài sẽ càng nâng lên khi người chơi hiểu được giá trị và ý nghĩa tinh thần của sản phẩm đó. Chính vì thế, thông qua bộ sưu tập của mình, anh lấy đó là cơ sở, nền tảng để truyền tải kiến thức cho con, cháu đến các thế hệ học trò. Mong muốn của anh là lưu giữ được các giá trị văn hóa này để không bị phai nhạt trong cuộc sống hiện đại.
Từ đam mê của mình, căn nhà anh Nam giờ cũng được ví như một “bảo tàng cá nhân”, để những người có cùng sở thích hay các em học sinh đến tham quan và hiểu hơn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt. “Gốm Việt Nam rất hay, cả về truyền thống, tài nghệ của nghệ nhân và những đề tài thể hiện trên từng sản phẩm. Đó là cách để truyền bá văn hóa truyền thống của người Việt. Các vật liệu khác như sắt, đồng, gỗ có thể bị mai một, mất đi nhưng khắc họa trên gốm sứ có thể trường tồn” - anh Nam khẳng định.