Đây là chương trình học bổng nhằm vinh danh những sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc,ữsinhViệtthạongoạingữgiànhhọcbổnghiếmvàođạihọcsốviệt nam vs malaysia hôm nay khả năng sáng tạo vượt trội, thể hiện được năng lực lãnh đạo ở cấp phổ thông và có tiềm năng cống hiến cho cộng đồng trong tương lai.
Một trong các tiêu chí của học bổng này là ứng viên phải nhận được thư đề cử của hiệu trưởng trường phổ thông nơi mình theo học và mỗi trường chỉ được đề cử một học sinh. Học bổng Lester B. Pearson trao cho sinh viên sẽ bao gồm toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt trong suốt 4 năm đại học.
“Với tỷ lệ chấp nhận học bổng hơn 1%, em không nghĩ mình sẽ được trường lựa chọn”, Huỳnh Ngọc Anh Thư, nữ sinh Việt đang theo học tại ngôi trường trung học London International Academy (Canada), nói.
13 tuổi một mình “xách ba lô” đi du học
Anh Thư nhìn nhận bản thân may mắn khi có bố mẹ cởi mở, sẵn sàng “thả con” vào một môi trường mới để trải nghiệm nhiều hơn. Vì thế từ nhỏ, Thư thường xuyên được theo bố mẹ đi du lịch ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
“Càng đi nhiều nơi, em càng mong muốn biết thêm ngôn ngữ của quốc gia ấy. Thông qua ngôn ngữ, em có thể tự tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, con người tại những nơi mình đã đi qua”.
Những trải nghiệm khác nhau ở mỗi quốc gia cũng khiến Anh Thư bắt đầu nhen nhóm mong muốn đi du học. “Thay vì trải nghiệm ngắn ngày, em luôn có ước mơ được ở lại một đất nước nào đó để sinh sống và học tập lâu hơn, mặc dù thời điểm ấy em vẫn chưa xác định được nơi mình muốn tới”.
Đến năm 13 tuổi, trong chuyến du lịch tại Canada cùng gia đình, Thư được ghé thăm một số tỉnh bang của đất nước này. Cuộc sống và con người tại tỉnh bang Ontario đã “níu chân”, khiến em ước ao được tới đây học tập.
“Thời điểm đó, du học với em mang lại nhiều sự hứng khởi hơn lo lắng, còn bố mẹ vô cùng bất ngờ, thậm chí luôn cho rằng đó là suy nghĩ trẻ con. Cả hai đã vẽ ra rất nhiều viễn cảnh khi em phải một mình đối mặt với tất cả ở một nơi xa lạ, thậm chí có thể chán nản và muốn... bỏ về giữa chừng”.
Dẫu không gay gắt phản đối, bố mẹ vẫn cho Thư thời gian để suy nghĩ. Nhưng thời điểm ấy, Thư nhận thấy rằng bản thân đã sẵn sàng để sống xa nhà và học cách tự lập. Ngoài ra, việc đi du học, theo Thư cũng là cơ hội tốt để bản thân học hỏi những thứ mới và xem mình sẽ thích nghi ra sao trong môi trường xa lạ.
13 tuổi, Thư lên đường theo học tại một ngôi trường công ở Canada. Khi ấy, em cũng là du học sinh nhỏ tuổi nhất trong cộng đồng người Việt ở bang Ontario.
“Dẫu vậy, em không gặp quá nhiều trở ngại về việc thích nghi với môi trường mới, một phần vì em luôn tò mò với rất nhiều thứ và muốn được học hỏi thêm, một phần vì được “host family” (gia đình giám hộ), bạn học và các anh chị du học sinh Việt hỗ trợ nhiệt tình”.
Học tập tại Canada chưa đầy 1 năm, vì dịch Covid-19, Anh Thư buộc phải trở về nước. Đến năm 2022, khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn, nữ sinh mới có thể tiếp tục quay trở lại Canada học tập chương trình lớp 11, 12. Thời điểm này, Thư cũng nhận được học bổng tại ngôi trường nội trú London International Academy.
“Khi quay lại đất nước này một lần nữa, suy nghĩ của em đã trưởng thành hơn rất nhiều và không phải mất thời gian để hòa nhập”, Thư nói.
Điều Thư thích nhất ở Canada là học sinh không bị gò bó vào bất kỳ khuôn khổ nào. Mọi người đều có những lối suy nghĩ khác nhau và luôn cởi mở về mọi thứ.
Quãng thời gian ở đất nước này, ngoài tiếng Anh, Thư học thêm tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Canada bên cạnh tiếng Anh. Thư bắt đầu học tiếng Pháp khi còn theo học tại trường công lập ở Canada cùng với các bạn học sinh bản địa.
Ngoài ra, Thư chọn học thêm tiếng Tây Ban Nha, một phần vì ở châu Mỹ, tiếng Tây Ban Nha khá phổ biến. Vì yêu thích tiếng Hàn Quốc và Trung Quốc, nữ sinh cũng theo học một số lớp và tự học thêm hai ngôn ngữ này.
“Học nhiều ngôn ngữ một lúc đôi khi cũng có sự nhầm lẫn, chẳng hạn khi cô giáo hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha, đôi khi em vô thức trả lời bằng tiếng Pháp”.
Dẫu vậy theo Thư, phần lớn ngôn ngữ học trước sẽ hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ sau. “Ví dụ em học tiếng Hàn trước tiếng Trung, qua đó có thể làm quen được phần nào ngữ pháp, từ vựng, chữ tượng hình, nên khi học sang ngôn ngữ còn lại có thể đẩy tốc độ nhanh hơn. Tương tự với tiếng Pháp và Tây Ban Nha, em học tiếng Pháp trước, đến khi học tiếng Tây Ban Nha phần lớn chỉ là “chuyển đổi ngôn ngữ” chứ không còn quá chật vật nữa”, Thư nói.
Giành học bổng hiếm hoi của đại học top 1 Canada
Cũng vì yêu thích Canada và muốn tiếp tục theo đuổi bậc đại học ở đất nước này, Anh Thư sớm bắt tay vào việc làm hồ sơ. Nữ sinh giữ vững quan điểm, hoạt động ngoại khoá không nên được thực hiện với mục đích làm đẹp hồ sơ mà đó phải là những hoạt động bản thân mình yêu thích, mong muốn phát triển. Do đó, những hoạt động Thư tham gia đều là những thứ em rất tâm huyết và là những mảnh ghép quan trọng tạo nên màu sắc cá nhân.
Trong vòng 2 năm ngắn ngủi, nữ sinh Việt đã kịp thành lập một dự án nhằm gây quỹ cho Quỹ sức khoẻ trẻ em London. Em cùng các bạn tình nguyện viên có năng khiếu mỹ thuật đã vẽ lên túi tote vải theo yêu cầu của người mua và dùng toàn bộ số tiền tích góp được từ dự án để đóng góp cho quỹ ở nơi em đang sinh sống và học tập.
Ngoài ra, Thư cũng tham gia hoạt động dạy tiếng Anh phi lợi nhuận cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Trước khi bắt đầu dạy, nữ sinh cũng đã học và lấy chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh TESOL để có thể đứng lớp bài bản.
Cuối năm lớp 11, bằng những trải nghiệm khi theo học ở ngôi trường công lập tại thành phố Windsor và ngôi trường nội trú ở thành phố London, Thư đã viết và hoàn thành cuốn sách “Cẩm nang du học Canada” trong hơn nửa năm. Cuốn sách sau đó đã được xuất bản vào đầu năm 2023.
Trong bài luận dài 800 từ, Thư kể về đam mê kinh doanh và lần đầu em “khởi nghiệp” năm 13 tuổi. Thời điểm đó, văn hóa Hàn Quốc nổi lên không chỉ ở châu Á mà còn ở cả châu Mỹ, từ âm nhạc, ẩm thực đến thời trang.
“Người trẻ mua văn hóa phẩm Hàn Quốc khá nhiều và đa dạng, từ đĩa nhạc, quần áo, mỹ phẩm đến tạp chí, văn phòng phẩm và đồ chơi. Thế nhưng, ở các cửa hàng tại Canada có giá rất cao so với giá mua thẳng từ Hàn Quốc. Em nghĩ tại sao mình không thử nghiên cứu nhập hàng giá tốt từ Hàn Quốc sang Canada”.
Thông thạo tiếng Hàn, Thư trực tiếp liên hệ với các kho hàng để tìm giá cạnh tranh nhất. Ngoài bán tại Canada, Thư cũng liên hệ với một số người bạn ở Mỹ để mở rộng quy mô kinh doanh. Với lợi nhuận thu về, Thư phân bổ một phần để chi tiêu các nhu cầu cá nhân mà không phải xin bố mẹ, một phần cùng bố đóng góp mua khẩu trang tặng các bệnh viện và trung tâm y tế.
Thông qua bài luận, Thư mong muốn cho hội đồng tuyển sinh nhìn thấy tiềm năng, sự sáng tạo, kiên trì trong lĩnh vực kinh doanh, liên quan đến ngành Commerce (thương mại) mà em chọn học. “Chính những trải nghiệm này đã giúp em hiểu rõ hơn về đam mê kinh doanh và mong muốn giúp đỡ cộng đồng của mình”, Thư nói.
Ngoài ra trong bài luận phụ, Thư cũng thể hiện nhất quán mục tiêu nghề nghiệp của mình ở lĩnh vực thương mại, đồng thời chia sẻ về khả năng sử dụng đa ngoại ngữ và hướng tới hình ảnh công dân toàn cầu để giải thích cho ước mơ mở rộng kinh doanh quốc tế của bản thân.
Anh Thư cho rằng, không có bất kỳ hình mẫu cụ thể nào mặc định giúp ứng viên được nhận vào trường top đầu hay giành học bổng toàn phần, bởi “mỗi cá nhân đều đặc biệt theo cách riêng của mình”.
“Điều quan trọng nhất, bạn cần thể hiện sự đặc biệt ấy đến hội đồng tuyển sinh và luôn là chính mình. Em nghĩ rằng việc thể hiện được đam mê, khát khao và hành trình từng bước chinh phục những ước mơ là yếu tố giúp em chinh phục được học bổng Lester B. Pearson”, Thư nói.
Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật BảnCù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.