Tin tức trên Báo Tuổi trẻ,ìnhhìnhbiểnĐôngngàyBiểnđôngdậysóngnghịtrườlịch thi đấu ngoai hạng anh hôm nayđại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) bày tỏ đồng tình đặc biệt với sự thể hiện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề biển Đông trong thời gian qua và nhấn mạnh: “Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, không bán mình cho quỷ dữ và không đẩy nhân dân của chúng ta vào chốn hòn tên mũi đạn chiến tranh”. Lời của ông Nam cũng là lời của nhiều đại biểu khi phát biểu tại nghị trường Quốc hội được truyền thanh, truyền hình trực tiếp đến toàn dân.
Toàn dân tộc tạo thành một làn sóng
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng chúng ta phải nhận thức sâu sắc là sự xâm lấn truyền kiếp của nước láng giềng thật khó thay đổi. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước nồng nàn lại kết dân ta thành làn sóng, sự hung hăng lấn tới của Trung Quốc càng nhiều thì chắc rằng lòng yêu nước càng trỗi dậy mạnh mẽ. Trước tình hình đó, chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nâng cao cảnh giác, không mắc bẫy chủ nghĩa bá quyền để chúng dễ bề gặm nhấm biển đảo, tiến tới độc chiếm biển Đông. Không để phần tử xấu lợi dụng tình hình kích động gây rối, làm phức tạp an ninh chính trị, không để các loại tội phạm lợi dụng khó khăn về kinh tế để đục nước béo cò.
“Quan tâm, lo lắng, phẫn nộ, bất bình và lên án hành vi ngang ngược, bất chấp đạo lý, nhân nghĩa láng giềng, trắng trợn của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” - đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho đó là mối quan tâm hằng ngày, hằng giờ trong hơn một tháng qua của mọi người Việt Nam. Ông bày tỏ xúc động trước hình ảnh những cựu chiến binh có nguyện vọng sẵn sàng ra Hoàng Sa sát cánh cùng cảnh sát biển, kiểm ngư, những em nhỏ dành khoản tiết kiệm để đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” và đã có 850.000 tin nhắn góp sức bảo vệ biển đảo quê hương...
Nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”, đại biểu Học đề nghị: “Đại biểu Quốc hội chúng tôi trân trọng và thiết tha đề nghị Quốc hội ra lời kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống quý báu theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức thi đua lao động sản xuất và công tác, toàn dân tộc đoàn kết một lòng sát cánh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Thắt lưng buộc bụng cho “tuyến đầu”
“Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, nghiêm cấm mua xe công, hạn chế tối đa hội nghị, hội họp, lễ hội, giảm thiểu tối đa các đoàn ra nước ngoài. Tôi cũng hứa từ nay đến hết nhiệm kỳ này, nếu trời để sống tôi cũng không đi nước ngoài nữa” - đại biểu Đỗ Văn Đương bày tỏ. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo đã gửi xin ý kiến đại biểu về việc “dành 16.000 tỉ đồng cân đối trong ngân sách năm 2013 để chi cho cảnh sát biển, chi cho lực lượng kiểm ngư và chi để hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ, đáp ứng được tình hình thực tế đặt ra trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng cắt từ ngân sách 16.000 tỉ đồng dành cho tình hình hiện nay trên biển Đông là chưa đủ, Quốc hội nên cắt phần lớn tất cả khoản chi thường xuyên không nằm trong lương và trợ cấp xã hội, những kiểu như giao tế, tiếp khách, mua sắm, đi lại...
Theo ông Lê Nam, Chính phủ đã quyết định những chính sách mới hỗ trợ ngư dân, đó là quyết sách rất quan trọng, nhất là trong tình hình hiện nay hằng ngày chúng ta đang chứng kiến khí phách của ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong khi còn khó khăn, Chính phủ đã dự kiến dành ra 16.000 tỉ đồng để tăng cường khả năng chiến đấu của cảnh sát biển, kiểm ngư. Dành 10.000 tỉ đồng cho ngư dân vay với lãi suất cực kỳ ưu đãi 3%/năm và được mang chính con tàu ấy làm vật thế chấp. Những ước mơ, khao khát của ngư dân đã lâu lắm rồi giờ mới có khả năng được đáp ứng. Tuy nhiên, ông Nam đề nghị cùng với quyết sách mới thì công tác chỉ đạo của Chính phủ phải quyết liệt. “Bóng ma của các dự án đánh bắt xa bờ từ những năm 1990 vẫn còn lởn vởn” - đại biểu Nam nhắc lại và đề nghị Chính phủ “theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chính sách dành cho ngư dân, ngăn chặn kịp thời việc ăn chặn của ngư dân”.
“Với quyết sách trên đây thì ngư dân sẽ có điều kiện bám biển. Ngư dân ở nhiều tỉnh miền Trung đang cần những con tàu sắt, tàu lớn để đánh bắt xa bờ, cần tàu lớn làm dịch vụ hậu cần nghề cá để bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và vươn ra đại dương làm giàu cho Tổ quốc” - đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với các phát biểu của Thủ tướng và quyết sách của Chính phủ về tình hình biển Đông.