Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần “bà đỡ” để kết nối thị trường quốc tế | |
Kiến nghị ưu tiên doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong chương trình hỗ trợ | |
Chủ động phương án hỗ trợ doanh nghiệp,êngiaquốctếkhuyếnnghịhỗtrợdoanhnghiệpđadạnghóathịtrườturku vs đa dạng hóa thị trường xuất khẩu |
Trong 2 ngày 25 và 26/11, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh” lần thứ 5 (CIEMB 2022). Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau thuộc các ngành kinh tế.
Các chuyên gia quốc tế thảo luận tại hội thảo. |
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế và trong nước đều đánh giá, Việt Nam đã có sự hồi phục ngoại mục sau Covid-19. Trong đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% năm 2022. Sáng 6/9/2022, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã nâng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ Ba3 (triển vọng tích cực) lên Ba2 (triển vọng ổn định).
Tuy nhiên, trước biến động lớn từ tình hình địa chính trị thế giới, cũng như tình hình lạm phát và những điều chỉnh từ chính sách, lãi suất và tỷ giá, các chuyên gia đặt nhiều lo ngại về những áp lực không nhỏ tới doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước.
Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua những thách thức và khó khăn to lớn chưa từng có do đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua. Trong đó, Việt Nam cũng là đang phải đối diện với nhiều hệ lụy trong thời kỳ hậu đại dịch, có thể đe dọa đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Mặc dù phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cố gắng và Chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng nguồn lực doanh nghiệp bị bào mòn, trong khi đó sự hỗ trợ của Chính phủ chưa thực sự có hiệu quả và chưa nuôi dưỡng được nguồn lực cho doanh nghiệp.
GS. Chương dẫn chứng, tại các nước trên thế giới, “gánh nặng” Covid-19 của doanh nghiệp nhận được nhiều sự san sẻ từ Chính phủ, nhưng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn từ nguồn vốn cho đến thiếu niềm tin vào tương lai, dẫn đến “sức khỏe” của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.
Dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế, GS. Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá, với độ mở lớn của nền kinh tế, Việt Nam đang chịu tác động không nhỏ từ sự suy thoái của của nền kinh tế thế giới. Dự báo trong năm tới nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Vì thế, vị chuyên gia này khuyến nghị Chính phủ cần có các giải pháp để tìm kiếm, hỗ trợ đa dạng hoá thị trường, tăng năng lực cho hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiêp, tránh tối đa những đứt gãy trong sản xuất. GS. Jonathan Pincus dự báo tình hình xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì khả quan, dù có chậm lại.
Hơn nữa, tại hội thảo, nhiều chuyên gia quốc tế còn cho rằng, Việt Nam cần có giải pháp để tháo gỡ cho doanh nghiệp về vốn, nên tập trung giải quyết tình hình trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh doanh để thu hút đầu tư có giá trị cao hơn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông xung quanh các khu công nghiệp có thể là một hướng đi, sẽ giảm được tình trạng tắc nghẽn.
Thách thức chính khác mà Việt Nam phải giải quyết là giữ lạm phát dưới mức 4% như mục tiêu đề ra. Theo các chuyên gia, Việt Nam đã cố gắng hạn chế việc tăng giá trong giai đoạn đầu của lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, áp lực lạm phát đã lan sang nhiều loại sản phẩm hơn, bao gồm cả thực phẩm và dịch vụ.