【baniyas sc vs】Việt Nam cần làm gì để trở thành trung tâm đồ nội thất của thế giới?

viet nam can lam gi de tro thanh trung tam do noi that cua the gioi

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm đồ nội thất của thế giới. Ảnh: N.Hiền.

Thời cơ đã đến

Chia sẻ bên lề hội thảo “Cơ hội từ thương mại Mỹ - Trung giữa hai làn hiệp định EVFTA/CPTPP và sự hình thành Trung tâm đồ nội thất thế giới tại Việt Nam” do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) tổ chức mới đây, nhiều DN chế biến gỗ cho biết đơn đặt hàng từ Mỹ tăng lên rất mạnh trong thời gian gần đây. Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty Lâm Việt cho biết, hiện công ty đã nhận đủ đơn hàng đến hết năm 2019. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hawa cũng cho biết, khách Mỹ còn đặt cả những mặt hàng vốn không phải là truyền thống của Việt Nam như nội thất nhà bếp hay những mặt hàng có tính công nghiệp cao…

Triển vọng xuất khẩu cho ngành chế biến gỗ được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới khi mà hai hiệp định CPTPP và EVFTA bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, chính thức mở ra các thị trường mới đối với Việt Nam là Mexico, Canada và Peru. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, tại Canada, CPTPP sẽ mở ra cơ hội đối với các sản phẩm như ván sàn, gỗ thanh bởi mức thuế 3,5% sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm như ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất cũng sẽ có cơ hội lớn bởi mức thuế nhập khẩu dao động từ 6% đến 9,5% cũng sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ cũng sẽ được hưởng lợi khi Canada đồng ý xóa bỏ mức thuế nhập khẩu 7% ngay lập tức.

Đối với Mexico, mặc dù hiện chưa phải là thị trường lớn của Việt Nam do mức thuế nhập khẩu áp cho đồ gỗ khá cao, dao động từ 10% tới 15%. Tuy nhiên, ông Khánh lưu ý các DN nên tìm hiểu thị trường này và có sự chuẩn bị tiếp cận bởi trong CPTPP, Mexico đã đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu cho toàn bộ các sản phẩm gỗ, bao gồm cả ván dán, ván dăm, gỗ thanh, ván sàn và đồ nội thất, ngoại thất với lộ trình tối đa là 10 năm. Cơ hội sẽ lớn dần theo thời gian, khi mức thuế được giảm dần về 0% theo lộ trình.

Về hiệp định EVFTA, ông Khánh cho hay, nếu việc phê chuẩn EVFTA có thể diễn ra suôn sẻ trong nửa đầu 2019 thì đây sẽ là tin vui với cộng đồng DN chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam bởi EU là thị trường hết sức quan trọng đối với ngành (kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào EU năm 2017 là gần 750 triệu USD). Thị trường EU có dung lượng khoảng 80-90 tỷ USD/năm, nhưng đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm chưa đầy 1% thị trường này nên tiềm năng phát triển là rất lớn khi EVFTA được đưa vào thực thi, nhất là ván dán (thuế hiện hành 7-10%, về 0% sau 5 năm); ván dăm (thuế hiện hành 7%, về 0% sau 5 năm), gỗ thanh (thuế hiện hành 3-4%, về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực) và đồ gỗ dùng cho nhà bếp (thuế hiện hành 2,7%, được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực).

Việt Nam cần làm gì?

Cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hiện rất lớn, nhưng để tận dụng được nó, ông Khánh đặc biệt nhấn mạnh các DN cần tuân thủ nghiêm túc Hiệp định FLEGT về kiểm soát nguồn gốc gỗ đã ký với EU vào tháng 10 vừa qua. “Nếu thành công trong việc thực thi FLEGT, cơ hội to lớn sẽ mở ra cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, không chỉ trên thị trường EU mà còn ở cả các thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản”.

Khả năng chế tác thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Bằng chứng là đồ nội thất "Made in Vietnam" dưới thương hiệu danh giá của các hãng nổi tiếng đã có mặt khắp thế giới. Thậm chí, phân khúc cao cấp nhất, cung cấp sản phẩm cho các công trình đẳng cấp của quốc tế, doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã tham gia. Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai cho rằng việc nâng cao tỷ trọng 6% giá trị các mặt hàng đang sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu cho thế giới là điều khả thi và sẽ thực hiện được trong tương lai. Ngành gỗ Việt Nam đang sở hữu lực lượng lao động tay nghề cao, khả năng tiếp cận công nghệ nhanh nhạy, nguồn nguyên liệu hợp pháp dồi dào… Do đó, cần tận dụng các lợi thế để sớm hình thành một Trung tâm đồ nội thất thế giới tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Chánh Phương cho biết, các DN chế biến gỗ Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn tới khâu thiết kế. Gần đây, một số DN đã bắt đầu tìm kiếm các nhóm thiết kế trong và ngoài nước nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm. Các DN chế biến gỗ ấp ủ mơ ước có thể trở thành nhà cung ứng chính cho các công trình nội thất lớn trên thế giới, sẽ có những thương hiệu phân phối lớn như IKEA, BoConcept hay Calligaris, Ethen Allan...

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đó, ngoài nỗ lực của DN còn cần có sự đồng hành, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Theo ông Trai, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dù đã được nhà nước xác định từ lâu nhưng vẫn chưa hoàn thành bởi khả năng tập hợp các nguồn lực từ những ngành nghề khác nhau vẫn chưa được đáp ứng. Các DN FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nước để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thích hợp. Trong khi đó, ngành gỗ là mô hình khai thác giá trị gia tăng, như đầu tàu kéo những toa tàu khác ngành vào cùng để bước ra biển lớn nên cần không ít sản phẩm phụ trợ, đặc biệt là cơ khí. “Khi chúng ta chú ý đến công nghiệp cơ khí và phát triển công nghệ sản xuất, sẽ có những yếu tố nền tảng cho công nghiệp hóa ngành gỗ. Đồng thời, việc nhà nước chú ý hơn đến công tác phụ trợ sẽ là cách tiếp thêm nguồn lực trong sản xuất gỗ, khâu quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi hoạt động của ngành” – ông Trai nói.

Tựu trung lại, một ngành chế biến gỗ thực sự hiệu quả và chất lượng, đáp ứng được quy tắc xuất xứ Việt Nam, nói không với các hành vi gian lận, nói không với gỗ bất hợp pháp chắc chắn sẽ là một ngành có thể phát triển mạnh trong dài hạn mà không cần phải quá để ý đến những cơ hội đầy tính biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro như việc Mỹ - Trung đang làm gì hay liệu bao giờ thì EVFTA được đưa vào thực thi.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh:

Trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung, cần lưu ý về tình trạng dịch chuyển đơn hàng và dịch chuyển đầu tư với ý đồ lợi dụng Việt Nam để "lẩn tránh" mức thuế nhập khẩu vào Mỹ. Trên thực tế, Hải quan Mỹ đã khởi xướng điều tra một vụ việc "lẩn tránh" như vậy đối với một số DN xuất khẩu ván dán từ Việt Nam. Bộ Công Thương đang theo dõi sát vụ việc này và cũng sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để xem có sự giả mạo xuất xứ Việt Nam để lẩn tránh mức thuế trên thị trường Mỹ hay không. Bộ Công Thương kêu gọi cộng đồng DN không tiếp tay cho các hành vi "lẩn tránh", đồng thời tăng cường quan sát, theo dõi thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có sự bất thường, tránh để ngành gỗ Việt Nam, thay vì nắm bắt được cơ hội, lại trở thành nạn nhân bất đắc dĩ trong xung đột thương mại Mỹ - Trung

Thể thao
上一篇:4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
下一篇:Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD